10 khuyến cáo cho F0 và F1 không triệu chứng và không bệnh nền tại nhà

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM khuyến cáo cho F0 và F1 không triệu chứng và không bệnh nền tại nhà.

Dịch COVID-19 tại TP.HCM đang có những diễn biến khó lường, số bệnh nhân mắc mới liên tục gia tăng, nhiều trường hợp F0 không triệu chứng và F1 tại nhà đang được áp dụng rộng rãi chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM liên quan vấn đề này:

10 khuyến cáo cho F0 và F1 không triệu chứng và không bệnh nền tại nhà

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, ông có những khuyến cáo gì đối với những trường hợp F0 không triệu chứng, không bệnh nền cũng như các trường hợp F1 đang được cách ly, theo dõi tại nhà?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Khi Bà con cô bác được xác định là người mắc COVID-19 hoặc là người tiếp xúc gần, mọi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, người thân cũng như cộng đồng, chúng tôi khuyến cáo bà con cô bác thực hiện theo những hướng dẫn sau:

- Chuẩn bị khu vực cách ly cho bản thân trong nhà với điều kiện có phòng riêng (hoặc 01 khu vực riêng biệt), có nhà vệ sinh riêng, lấy số điện thoại của cơ sở Y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn và chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như sau:

+ Dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt

+ Nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%)

+ Khẩu trang Y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng

+ Một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt, và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe đông tây y (vitamin C, multivitamin)

+ 01 bàn, ghế cá nhân đặt trước cửa phòng và khu vực cách ly để nhận tiếp tế nhu yếu phẩm từ gia đình và cán bộ Y tế chuẩn bị cho bạn

+ Thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm

- Mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa,

- Thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 02 lần/ngày (khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang)

- Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc ( mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…) .

- Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Ghi chép nhiệt độ và báo cáo cho nhân viên Y tế hàng ngày.

- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

- Uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên.

- Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

- Yêu cầu nhân viên Y tế đến lấy mẫu xét nghiệm sau 07 ngày cách ly.

- Khi có một trong các dấu hiệu sau bạn cần gọi cho nhân viên y tế:

- Sốt > 37.5oC

- Ho, đau họng

- Tiêu chảy

- Khó thở (khi bạn không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây)

Video Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ 10 khuyến cáo (Thực hiện: Hà Duyên - Khôi Nguyễn)

Phóng viên: Trong những ngày gần đây số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 trên cả nước nói chung cũng như tại TP.HCM nói riêng liên tục gia tăng, điều này gây nên nhiều lo ngại cho người dân, xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Trong những ngày gần đây số lượng ca mắc COVID-19 trên địa bàn TP.HCM có xu hướng tăng lên, điều này được nhận định là do kết quả từ công tác xét nghiệm, sàng lọc tại các khu vực phong tỏa, cách ly, sàng lọc trong cộng đồng, song song đó số ca bệnh nhân COVID-19 nặng, chuyển nặng cũng gia tăng và gây nên gánh nặng cho các hệ thống y tế.

Chúng ta đều biết đối với chủng Delta bên cạnh việc lây lan nhanh, mạnh thì một số trường hợp cũng đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhân diễn tiến nhanh, nhất la người lớn tuổi, mắc bệnh nền, cũng như có một số trường hợp người trẻ tuổi chuyển nặng, suy hô hấp.

Bà con cần hết sức bình tĩnh tỉnh táo, hơn ai hết chính mỗi chung ta là người bảo vệ chính sức khỏe của mình; Bên cạnh việc tuân thủ biện pháp phòng chống dịch theo các khuyến cáo, chúng ta cần quan tâm, tự theo dõi sức của của bản thân, có những biện pháp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như sốt, ho, đau họng, tiêu chảy, khó thở… để báo ngay cho các cơ sở y tế.

Việc Bà con tự ở nhà theo dõi, điều trị tại nhà không có sự hướng dẫn của ngành y tế là hết sức nguy hiểm. Chúng ta không thể sử dụng các kiến thức trên môi trường internet, mạng xã hội để tự điều trị.

Thay vào đó bà con nên thực hiện tốt những nội dung đã được khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ cần báo ngay cho cơ quan y tế.

Và đặc biệt là người dân nên thực hiện tốt quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo Khôi Nguyễn/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?