10 lý do không nên hoảng hốt vì Covid-19

Các nhà khoa học toàn cầu đều đang hành động, dịch bệnh được kiểm soát ở Trung Quốc, 8 dự án sản xuất vaccine đang triển khai...

Nhà vi trùng học Ignacio López-Goñi (Đại học Navarra, Tây Ban Nha) nhận định: “Dù có coi Covid-19 là đại dịch hay không, nó vẫn là một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Trong chưa đầy hai tháng, Covid-19 đã lan rộng sang nhiều quốc gia, nên nó chắc chắn là đại dịch của sự sợ hãi”.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng có 10 lý do để chúng ra không nên quá hoảng hốt với căn bệnh này.

1. Đã biết nguyên nhân

Các trường hợp mắc bệnh AIDS đầu tiên được ghi nhận vào tháng 6/1981 và mất hơn hai năm để xác định virus gây bệnh là HIV. Tuy nhiên, với Covid- 19, các trường hợp viêm phổi nặng đầu tiên ở Trung Quốc được báo cáo ngày 31/12/2019, nguyên nhân được xác định chỉ bảy ngày sau đó. Bộ gene của virus được công bố ngày 10/1.

Như chúng ta đã biết, Covid-19 là chủng virus corona mới từ nhóm 2B, cùng họ với SARS, được gọi là SARS-CoV-2. Virus này được cho có họ với virus corona trên loài dơi. Kết quả phân tích di truyền xác nhận SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên, dù tồn tại bằng cách biến đổi, tỷ lệ đột biến của nó lại không quá cao.

10 lý do không nên hoảng hốt vì Covid-19

Virus corona lan khắp toàn cầu. Ảnh: REUTERS/Manuel Silvestri.

2. Có thể phát hiện virus

Kể từ ngày 13/1, đã có biện pháp xét nghiệm xác định bệnh nhân có bị Covid-19 hay không. Việc có thể xác định nhanh và sớm những trường hợp nghi nhiễm tạo điều kiện rất lớn cho việc cách ly, điều trị và khống chế sự lây lan của dịch.

3. Tình hình kiểm soát dịch đang được cải thiện ở Trung Quốc

Tại ổ dịch lớn nhất thế giới, các biện pháp kiểm soát và cô lập mạnh mẽ đang có kết quả tốt. Trong vài tuần nay, mỗi ngày, số trường hợp mắc Covid-19 ở Trung Quốc đều giảm. Tại các quốc gia khác, theo dõi tễ học chi tiết được thực hiện triệt để. Các đợt ổ dịch đặc trưng cho các khu vực, cho phép kiểm soát dịch dễ dàng hơn.

4. Hơn 80% ca nhiễm bệnh ở thể nhẹ

81% bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Chỉ 14% có thể bị viêm phổi nặng và 5% có thể nguy kịch hoặc tử vong. Hiện chưa rõ tỷ lệ tử vong, nhưng con số thực tế có thể thấp hơn một số ước tính.

5. Bệnh nhân được chữa khỏi

Phần lớn các số liệu được công bố là số ca nhiễm mới và số ca tử vong, trong khi thực tế hầu hết người nhiễm đều được chữa khỏi. Số người khỏi bệnh nhiều gấp 13 lần số ca tử vong và tỷ lệ này đang tăng.

6. Trẻ em bị nhẹ

Chỉ 3% người dưới 20 tuổi nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân dưới 40 tuổi là 0.2%. Trẻ em có triệu chứng nhẹ đến mức nhiều khi không thể phát hiện chúng nhiễm bệnh.

10 lý do không nên hoảng hốt vì Covid-19

Đường màu xanh biểu thị các bệnh nhân phục hồi đàng tăng lên. Ảnh: Johns Hopkins University.

7. Virus có thể bị tiêu diệt

Virus gây ra Covid-19 có thể bị tiêu diệt hoặc làm sạch khỏi các bề mặt bằng dung dịch ethanol (cồn 62-71%), hydro peroxide (0,5% hydro peroxide) hoặc natri hypochlorite (chất tẩy 0,1%) chỉ trong một phút. Vì vậy, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là cách hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm.

8. Các nhà khoa học toàn cầu đang hành động

Đây là thời đại hợp tác khoa học quốc tế. Chỉ sau hơn một tháng, 164 bài viết về Covid-19 đã xuất hiện trên PubMed (Thư viện y khoa quốc gia Mỹ) và còn nhiều bài khác chưa kiểm duyệt. Đó là những công trình sơ bộ về vắcxin, phương pháp điều trị, dịch tễ học, di truyền và phát sinh học, chẩn đoán, khía cạnh lâm sàng,... Có khoảng 700 tác giả trên khắp thế giới tham gia viết bài. Ngoài ra, hầu hết, các tạp chí khoa học đã để lại các ấn phẩm dưới dạng truy cập mở về Covid-19.

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, phải mất hơn một năm mới có một nửa số bài viết như vậy ra đời.

9. Đã có mẫu vaccine

Hiện có hơn 8 dự án nghiên cứu vaccine đang được triển khai nhằm đối phó với Covid-19.

Nhóm của Đại học Queensland, Australia, cho hay, đang nghiên cứu mẫu vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ “kẹp phân tử”, một công nghệ mới và có thể sớm thử nghiệm trên người.

Đây là một ví dụ cho thấy có thể cho phép sản xuất vaccine hàng loạt với số lượng lớn.

10. Đang thử nghiệm kháng virus

Vaccine chỉ có tác dụng phòng ngừa, còn điều quan trọng hiện nay là điều trị cho những người đã nhiễm bệnh. Hiện đã có hơn 80 thử nghiệm lâm sàng phân tích các phương pháp điều trị Covid-19. Đây là những thuốc chống siêu vi được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng khác, đã được kiểm duyệt và được chứng minh an toàn.

Một trong những loại đã được thử nghiệm trên người là remdesivir, một loại thuốc chống virus phổ rộng vẫn đang được nghiên cứu, đã được thử nghiệm chống lại bệnh Ebola và SARS/MERS.

Một “ứng cử viên” khác là choloroquine, một loại thuốc chống sốt rét cũng được chứng minh có hoạt tính kháng virus mạnh.

Các thử nghiệm đề xuất khác sử dụng oseltamivir (chống virus cúm), interferon-1b (protein có khả năng chống virus), kháng huyết thanh từ những người đã phục hồi hoặc kháng thể đơn dòng để vô hiệu hóa virus.

“Đại dịch cúm năm 1918 khiến hơn 25 triệu người chết trong chưa đầy 25 tuần. Liệu bây giờ kịch bản tương tự có xảy ra không? Có thể là không bởi chúng ta đang có điều kiện tốt chưa từng thấy để đối phó một đại dịch”, nhà vi trùng học Ignacio López-Goñi nói.

Theo WEF/VNE

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?