10 sai lầm thường gặp khi sơ cứu người bị thương

Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam hay ngâm mình trong nước ấm trong trường hợp giảm thân nhiệt là cách sơ cứu chưa đúng.

Kỹ năng sơ cứu rất cần thiết cho tất cả mọi người. Nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể vô tình đẩy họ vào tình huống tồi tệ hơn. Brightside liệt kê danh sách những sai lầm phổ biến nhất thường gặp khi bạn sơ cứu ai đó.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Trước tiên, cần kiểm tra mạch, hơi thở và kích thước đồng tử của nạn nhân có thay đổi khi ánh sáng thay đổi không (thông thường, đồng tử co nhỏ lại khi có đèn chiếu). Nếu các dấu hiệu của sự sống không còn, hãy hồi sức tim phổi ngay lập tức.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị chảy máu nghiêm trọng. Sai lầm thường gặp: Garo vết thương ngay lập tức. Việc trước tiên bạn cần làm là cầm máu bằng cách ép chặt động mạch gần vết thương nhất. Sau đó, bạn băng bằng khăn sạch hoặc nếu vết thương sâu, có thể dùng băng vệ sinh tampon. Garo chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp và nên thắt vào phần da phía trên vết thương và càng gần vết thương càng tốt. Lưu ý: Garo phải được nới ra 10-15 phút mỗi giờ băng và khi đó bạn phải ấn chặt động mạch. Sau đấy, buộc và thắt chặt lại, nhưng không được để quá 30 phút.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị chảy máu cam. Sai lầm thường gặp: Ngửa đầu ra sau. Trong trường hợp này, bạn nên để nạn nhân ngồi xuống, hơi ngả đầu về phía trước để máu chảy rồi dùng các ngón tay ấn vào cánh mũi không quá 10 phút. Bạn không được dùng tampon hay miếng thấm hút cotton để bịt mũi. Chỉ thực hiện thao tác đó khi máu chảy không ngừng suốt 15 phút. Cuối cùng, hãy gọi điện ngay cho bác sĩ.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị giảm thân nhiệt. Sai lầm thường gặp: Ngâm người bệnh trong nước nóng hoặc bôi dầu hay vaseline để làm nhiệt độ tăng nhanh. Trước tiên, cho nạn nhân nằm trong phòng ấm, những phần cơ thể bị lạnh cần được phủ kín. Kiểm tra xem quần áo họ mặc có khô không, rồi mới đắp chăn ấm. Tiếp đến, cho nạn nhân uống đồ ngọt và ăn đồ nóng. Điều quan trọng: Không dùng rượu xoa bóp cho họ bởi rượu làm giãn nở các mạch máu gây mất nhiệt.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Trong trường hợp ngừng tim. Sai lầm thường gặp: Thực hiện thao tác sơ cứu giống nhau cho các nạn nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với người lớn, bạn phải làm bằng hai tay. Hai tay đè lên nhau, gót bàn tay ấn lên ngực và ngón cái hướng về cằm hoặc chân nạn nhân. Nếu nạn nhân là thiếu niên, bạn áp dụng cùng hành động trên nhưng phải dùng cả lòng bàn tay. Nếu là trẻ em, bạn nên ấn bằng hai ngón tay. Lưu ý: Bạn chỉ có thể thực hiện các động tác này khi nạn nhân được đặt trên một mặt thẳng và rắn chắc.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Trong trường hợp bị bỏng lửa. Sai thường gặp: Cởi đồ và chọc thủng những nốt phồng rộp. Để giúp người bị bỏng, bạn hãy đặt họ xuống rồi dùng quần áo không bắt lửa để dập lửa. Nếu vết bỏng nhẹ, bạn phải rửa dưới nước trong 20 phút. Băng bó bằng gạc tiệt trùng và đặt đá lạnh hay bất cứ thứ gì lạnh bên trên. Sau khi hoàn tất các bước sơ cứu, hãy gọi bác sĩ. Lưu ý: Nếu bỏng nặng, cho nạn nhân uống chút nước khoáng hay nước muối.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị tắc đường thở. Sai lầm thường gặp: Dùng phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich (tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào hai buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành) để cứu một người đang bất tỉnh. Nếu ai đó bị ngất hoặc nghẹt thở, hãy đặt nạn nhân nằm xuống, sau đó bạn ngồi lên đùi họ. Để hai tay lên sườn họ rồi ấn xuống. Nghiêng nạn nhân về một bên và lấy dị vật ra khỏi mồm bằng những ngón tay đã được bọc bải. Lưu ý: Nếu áp dụng phương pháp Heimlich cho nạn nhân là bà bầu, bạn phải ấn ở trên lồng ngực.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị trật khớp. Sai lầm thường gặp: Cố chỉnh khớp về vị trí cũ. Thực tế, bạn chỉ có thể biết được khớp bị lệch ra sao khi chụp X quang. Việc duy nhất bạn có thể làm là đừng để nạn nhân cử động phần cơ thể bị thương. Đừng gập hay duỗi chỗ trật khớp. Chú ý: Không băng chỗ bị thương quá chặt để máu được lưu thông bình thường.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị ngộ độc. Sai lầm thường gặp: Uống không đủ nước. Để làm sạch dạ dày, một người cần phải uống 10-20 cốc nước lọc. Sau 1,5-2 cốc, nước sẽ trào ra. Để người bệnh nôn ra, hãy dùng hai ngón tay ấn phần gốc lưỡi. Lặp lại nhiều lần đến khi nước trong suốt. Lưu ý: Không tiến hành rửa dạ dày trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị rắn cắn. Sai lầm thường gặp: Hút nọc độc ở vết cắn. Trước tiên, đặt nạn nhân nằm xuống nhằm mục đích không cho nọc độc lan nhanh. Cố định chi: Nếu một bên chân bị cắn, hãy buộc với bên chân còn lại. Nếu vết thương ở tay, hãy ép nó với cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân bị ngất, hãy thao tác hồi sức tim phổi. Chú ý: Garo không có tác dụng trong trường hợp này bởi nó không ngăn được nọc độc phát tán mà ngược lại có thể gây hoại tử.

10 sai lam thuong gap khi so cuu nguoi bi thuong

Khi bị đau bụng dưới. Sai lầm thường gặp: Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt. Bạn thường được rỉ tai uống thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau bụng dưới nhưng các bác sĩ khuyên không nên làm vậy. Nếu loại bỏ cảm giác này, bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, ví dụ viêm ruột thừa cấp tính hoặc tắc ruột. Lưu ý: Khi bị đau dụng dữ dội, hãy đến viện.

Theo Ngoisao.net

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?