Đảo Palmerston, New Zealand: Cách trung tâm New Zealand hơn 3.200 km về phía tây bắc, đảo Palmerston, điểm đến với khung cảnh cát trắng tuyệt đẹp là nơi sinh sống của 62 người. Trong đó, 59 cư dân là hậu duệ trực tiếp của William Marsters, một người đàn ông sinh sống ở đây. Tiền tệ không được dùng để trao đổi hàng hóa, chỉ dùng khi mua vật tư từ thế giới bên ngoài. |
Làng Supai, Mỹ: Mặc dù Grand Canyon là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ, làng Supai, nơi sinh sống của bộ lạc Havasupai gần đó, lại rất ít được ghé thăm. Supai là một ngôi làng hẻo lánh nằm ở nhánh phía tây nam của hẻm núi. Để tới đây, khách du lịch phải đi bộ, cưỡi ngựa gần 13 km hoặc bay bằng trực thăng. Bốn thác nước tuyệt đẹp ở đây là nguồn nước của 208 cư dân trong làng. |
Oymyakon, Nga: Oymyakon, Nga, là địa điểm lạnh nhất hành tinh với nhiệt độ trung bình âm 58 độ C. Để đến đây, bạn phải di chuyển quãng đường hơn 900 km trên chuyến bay từ Moscow đến Takutsk hoặc Magadan. Mọi thứ ở đây đều đóng băng. Bữa ăn của khoảng 500 cư dân địa phương điển hình bao gồm cá đông lạnh, thịt tuần lộc và đá viên máu ngựa với mì ống. |
Đảo Pitcairn, Anh: Pitcairn nằm ở lãnh thổ hải ngoại của Anh, là vùng đất cuối cùng của đất nước này ở Thái Bình Dương. Vùng đất này được cho là nơi có dân số thấp nhất thế giới với 48 người sinh sống. Diện tích của hòn đảo tương đương công viên trung tâm ở New York, Mỹ. |
Siwa Oasis, Ai Cập: Cách Cairo, thủ đô của Ai Cập 5 giờ đi xe buýt, Siwa Oasis là địa điểm không thường xuyên được du khách ghé thăm. Sự cô lập khu vực ở giữa sa mạc phía tây đã giúp ngôn ngữ và nét văn hóa bản địa đặc trưng được bảo tồn rất tốt. Tới đây, bạn sẽ có cơ hội được bơi ở Cleopatra, một suối nước khoáng sang trọng cũng như thưởng thức olive và quả chà là. |
Đảo Socotra, Yemen: Dù có 40.000 cư dân, đảo Socotra thuộc quốc gia Yemen, Tây Á, mới chỉ xây dựng một con đường đầu tiên vào năm 2011. Đây cũng là nơi sinh sống của 800 loài thực vật quý hiếm, một số có hình dạng kỳ lạ đến nỗi trông giống như đến từ hành tinh khác. 1/3 trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất. |
Tristan da Cuhna, Anh: Tristan da Cuhna, hòn đảo xa đất liền nhất thế giới là nơi sinh sống của khoảng 258 người. Vùng đất này có các cửa hàng, trường học, nhà thờ và một bệnh viện. Tuy nhiên, nơi đây chưa có lưới điện, cư dân chủ yếu dùng máy phát điện. Để tham quan, bạn phải lên kế hoạch cẩn thận, đi thuyền gần 2.900 km từ Cape Town, Nam Phi. Thuyền chỉ ghé thăm hòn đảo này 9 lần mỗi năm. |
Barrow (Utqiagvik), Mỹ: Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng con người đã sống ở thành phố lạnh lẽo Barrow từ năm 500 sau Công nguyên. Tuy nhiên, thay vì Barrow, người dân bản địa gọi thành phố là Utqiagvik. Nơi đây có 4.429 cư dân. Họ sưởi ấm nhà bằng khí đốt tự nhiên. Dịch vụ tại đây khá đầy đủ với nước, điện thoại, thư, đài, Internet, nhà hàng, khách sạn... |
La Rinconada, Peru: Nằm trên dãy núi Andes, La Rinconada là nơi cư trú cao nhất của con người trên thế giới. Tới đây, du khách thường gặp các triệu chứng của bệnh độ cao, bao gồm đau đầu, buồn nôn và khó thở. Khoảng 50.000 cư dân phần lớn sống dưới mức nghèo khổ. Cơ sở hạ tầng không đủ tiện nghi, cơ sở hạ tầng hoặc hệ thống ống nước. |
Changtang, Tây Tạng, Trung Quốc: Mặc dù không cao như La Rinconada, Changtang ở Tây Tạng, Trung Quốc, được gọi là mái nhà của thế giới với độ cao từ khoảng 1.200-2.700 m. Vùng cao nguyên này là nơi sinh sống của người dân du mục Changpa và các động vật hoang dã như báo tuyết, bò Tây Tạng. |