24 ứng viên quê Hà Tĩnh đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023

(Baohatinh.vn) - Trong 588 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 có 24 người quê Hà Tĩnh.

24 ứng viên quê Hà Tĩnh đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Tiến sỹ Trần Thị Ngọc Ánh là một trong ba ứng viên phó giáo sư trẻ tuổi nhất ngành giáo dục học trong đợt phong học hàm năm nay.

Trong 24 ứng viên quê Hà Tĩnh có 1 người đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS) và 23 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư (PGS).

Theo giới tính, 16 ứng viên là nam, 8 ứng viên là nữ; về độ tuổi, người lớn tuổi nhất sinh năm 1970 (53 tuổi), người trẻ tuổi nhất sinh năm 1986 (37 tuổi).

Các ứng viên GS, PGS quê Hà Tĩnh được công nhận đạt chuẩn thuộc 14 nhóm ngành/liên ngành gồm: 2 ứng viên ngành Công nghệ thông tin; 1 ứng viên liên ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa; 2 ứng viên ngành Giáo dục học; 1 ứng viên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm; 4 ứng viên ngành Kinh tế; 1 ứng viên liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp;

3 ứng viên ngành Sinh học; 1 ứng viên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học; 2 ứng viên ngành Vật lý; 1 ứng viên liên ngành Xây dựng – Kiến trúc; 1 ứng viên ngành Y học; 1 ứng viên ngành Tâm lý học; 2 ứng viên ngành Toán và 2 ứng viên liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học.

Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Ánh (SN 1986, quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một trong ba ứng viên phó giáo sư trẻ tuổi nhất ngành giáo dục học trong đợt phong học hàm năm nay.

24 ứng viên quê Hà Tĩnh đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Biểu đồ các địa phương và số lượng ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Theo quy trình, các đại học thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở để xét duyệt hồ sơ. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, Hội đồng cơ sở gửi kết quả lên Hội đồng nhà nước.

Hội đồng nhà nước giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định và loại những người không đạt. Sau đó, Hội đồng nhà nước xem xét và thông qua danh sách đạt tiêu chuẩn.

Giống như mọi năm, Hội đồng Giáo sư nhà nước năm nay cũng nhận được một số phản ánh về việc hồ sơ ứng viên không đạt tiêu chuẩn, cũng có ứng viên xin rút hồ sơ sau hai vòng xét duyệt. Các trường hợp này đều được xem xét, xác minh kỹ lưỡng, theo Chánh văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước Trần Anh Tuấn.

Kể từ năm 2019, các ứng viên phó giáo sư, giáo sư cần là tác giả chính của 3-5 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus (hệ thống dữ liệu uy tín, đăng tải tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) hoặc danh mục khác do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định. Đó là lý do ba năm gần đây, số ứng viên được đề xuất xét công nhận giáo sư, phó giáo sư chỉ khoảng 450-550 người một năm, giảm mạnh so với giai đoạn trước. Sau vòng xét duyệt cuối cùng, khoảng 60-70% số này được công nhận chính thức.

Giảng viên là giáo sư, phó giáo sư có thể kéo dài thời gian làm việc tối đa 5 năm sau khi về hưu, nếu đủ sức khỏe và nhu cầu; được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học - công nghệ... và các điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Niên giám thống kê năm 2021, trong 76.000 giảng viên đại học có 682 giáo sư (gần 1%), 4.760 phó giáo sư (trên 6%) giảng dạy toàn thời gian. Số giáo sư, phó giáo sư là một trong những điều kiện để các trường mở chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).

Danh sách 24 ứng viên quê Hà Tĩnh đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2023 xem TẠI ĐÂY

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.