4 sai lầm khi chế biến thịt có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Chế biến thịt đúng nguyên tắc là một trong những việc vô cùng quan trọng các bà nội trợ cần làm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà.

1. Dùng thớt cho mọi loại thịt sống và chín

Chỉ dùng một cái thớt để thái mọi loại thịt và các loại thức ăn khác là sai lầm phổ biến và cũng rất nguy hiểm mà nhiều bà nội trợ mắc phải.

4 sai lam khi che bien thit co the gay nguy hai cho suc khoe

Họ cho rằng, thớt thái thịt sau khi rửa sạch để khô thì đã đủ sạch để thái rau hoặc thịt chín.

Tuy nhiên, trong các loại thịt sống luôn chứa các vi khuẩn và ký sinh trùng, và chúng chỉ bị tiêu diệt trong quá trình nấu chín thịt.

Khi thịt đặt lên thớt để thái, các loại vi khuẩn này sẽ bám ở bề mặt thớt và nước rửa thông thường không thể làm sạch hoàn toàn, kể cả khi đã để khô.

Khi dùng thớt này để thái thịt chín hay bất cứ các loại thực phẩm khác vô tình các loại vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.

Để tránh sai lầm này, mỗi gia đình nên dùng nhiều loại thớt cho các mục đích khác nhau trong nhà bếp.

Tốt nhất, hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả.

Sau khi sử dụng, bạn nên rửa sạch, để khô và nhớ là cần thường xuyên tẩy trùng cho nó. Hãy thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mùn, nứt vỡ...

4 sai lam khi che bien thit co the gay nguy hai cho suc khoe

Nên dùng nhiều loại thớt trong mục đích nấu nướng khác nhau (ảnh minh họa)

2. Nấu thịt quá chín

Tất cả các loại thức ăn cần nấu chín trước khi ăn, tuy nhiên nấu chín quá mức lại là điều không tốt, nhất là với thịt.

Nhiều gia đình có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt càng mềm, ngon...

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.

Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín.

Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt vứt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

3. Thêm nước lạnh vào khi đang luộc thịt

Đây cũng là một sai lầm khi luộc thịt mà khá nhiều người mắc. Nhiều chị em nghĩ rằng việc đổ nước lạnh vào thịt khi đang luộc là vô hại, vì kiểu gì cũng sẽ đun sôi lên.

Với lại tiện vì nước lạnh lúc nào cũng sẵn chứ không như nước nóng lúc có lúc không.

Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt.

Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.

4 sai lam khi che bien thit co the gay nguy hai cho suc khoe

Thịt nấu chín quá mức không tốt cho sức khỏe (ảnh minh họa)

4. Thịt xào chín tái

Nhưng ăn thịt tái là thói quen xấu cần phải bỏ vì nguy cơ gây bệnh rất cao.

Khi thịt chỉ được chần qua mà không được nấu chín sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh.

Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.

Vì vậy, bất cả các loại thịt hay tất cả các loại thực phẩm cần được rửa sạch, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến. Nên bỏ thói quen ăn thịt tái chín hoặc chưa nấu chín.

Theo aFamily

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?