5 biện pháp kiểm soát cơn hen suyễn trong mùa hè

Mặc dù hen suyễn là bệnh mạn tính và có nguy cơ cao khởi phát trong mùa hè, nhưng nếu áp dụng một số biện pháp thích hợp bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

1. Các tác nhân gây hen suyễn cần lưu ý trong mùa hè

TS. Nevin Kishore, Trưởng khoa Phế quản và Cố vấn Cấp cao về y học hô hấp tại Bệnh viện Max, Gurugram, Ấn Độ cho biết một số tác nhân phổ biến gây bệnh hen suyễn trong mùa hè cần chú ý:

1.1. Phấn hoa

Vào mùa hè thường có nhiều phấn hoa, mật độ cao nhất thường trước 9 giờ sáng. Ở những người bị hen suyễn dị ứng, lượng phấn hoa từ cỏ dại, cây và cỏ cao hơn có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Các triệu chứng hen suyễn bao gồm ho, thở khò khè và khó thở có thể xuất phát từ việc tiếp xúc với các loại phấn hoa trong không khí.

1.2 Ô nhiễm không khí

Khí hậu mùa hè nắng nóng khiến lượng khí thải xe cộ cao hơn và lượng ôzôn trong không khí tăng cao kèm theo tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tại đường thở ở những người mắc bệnh hen suyễn.

1.3 Nhiệt độ và hoạt động thể chất

Nhịp thở tăng lên khi nhiệt độ nóng hoặc khi tập luyện, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

1.4. Các hoạt động ngoài trời

Các hoạt động bên ngoài vào mùa hè như làm vườn, đi bộ và cắm trại có thể khiến người bệnh tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh như phấn hoa, nấm mốc và ô nhiễm không khí làm khởi phát và khó kiểm soát cơn hen.

5 biện pháp kiểm soát cơn hen suyễn trong mùa hè

Các hoạt động ngoài trời có thể khiến người bệnh tiếp xúc với các tác nhân khởi phát hen suyễn.

2. Các biện pháp kiểm soát bệnh hen suyễn trong mùa hè

2.1. Tránh đi ra ngoài vào thời điểm nắng nóng cao điểm

Trong điều kiện thời tiết nóng và bụi bặm, những người mắc bệnh hen suyễn nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt. TS. Kishore cho biết, bụi bặm và nhiệt độ cao có thể gây kích ứng đường thở và gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Do vậy, nếu cần phải ra ngoài, người bệnh cố gắng hạn chế tiếp xúc với bụi và ánh nắng gắt bằng cách lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những giờ mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc tối muộn.

2.2. Dùng khăn ẩm lau quanh mũi và miệng

TS. Kishore khuyên nếu bạn bắt buộc ra ngoài trong thời điểm nắng nóng đỉnh điểm nên mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang hoặc cân nhắc dùng khăn ẩm để che mũi và miệng nhằm loại bỏ một số chất kích thích có trong không khí, tạo ra một rào cản giữa đường thở và các tác nhân khởi phát bệnh tiềm ẩn.

5 biện pháp kiểm soát cơn hen suyễn trong mùa hè

Dùng khăn ẩm lau mũi, miệng để loại bỏ bụi bẩn, tránh khởi phát cơn hen suyễn.

2.3. Tránh tập thể dục dưới nhiệt độ quá cao

Các hoạt động thể chất giúp duy trì lối sống lành mạnh, nhưng tập thể dục trong điều kiện nhiệt độ quá cao có thể gây căng thẳng cho hệ hô hấp và gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Do đó, bạn nên chọn tập thể dục trong nhà hoặc chọn những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc tối muộn, để tham gia các hoạt động ngoài trời, tránh khởi phát cơn hen.

2.4 Cung cấp đủ nước

TS. Kishore cho biết, khí hậu nắng nóng mùa hè thường khiến cơ thể bị mất nước qua việc toát mồ hôi. Do đó, bổ sung đủ nước không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà uống đủ nước giúp giữ ẩm cho đường hô hấp và giảm nguy cơ tích tụ chất nhầy, nguyên nhân góp phần gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Bạn có thể uống nước lọc, trà thảo dược và sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nước như trái cây và rau quả.

5 biện pháp kiểm soát cơn hen suyễn trong mùa hè

Sử dụng các loại trái cây chứa nhiều nước bổ sung nước làm ẩm đường thở, hạn chế cơn hen suyễn.

2.5 Các biện pháp khác

- Người bệnh hen phế quản luôn cần sử dụng thuốc hít theo chỉ định của bác sĩ và luôn mang theo người để kiểm soát cơn hen khi cần thiết. Đặc biệt trong mùa hè, khi các tác nhân gây bệnh phổ biến hơn, việc tuân thủ chế độ dùng thuốc của người bệnh càng trở nên quan trọng hơn.

- Nên sử dụng máy điều hòa và máy lọc không khí nhưng không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh, độ ẩm quá cao.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm thường xuyên...

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?