Ngủ quá nhiều
Giấc ngủ rất quan trọng, được coi là hành vi nạp lại năng lượng cho cơ thể, giúp phục hồi thể lực, củng cố trí nhớ, cảm xúc. Thiếu ngủ gây mệt mỏi, suy nhược và mất tập trung.
Tuy nhiên, nhiều người không biết là ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra vấn đề. Sau một tuần làm việc vất vả, nhiều người có thói quen ngủ nướng vào cuối tuần. Nhưng khi thức dậy chúng ta không cảm thấy tràn đầy năng lượng, mà choáng váng, đau đầu, chân tay mỏi mệt. Lý do vì nhịp điệu giấc ngủ không lành mạnh làm gián đoạn đồng hồ sinh học của não điều khiển chu kỳ hàng ngày của cơ thể.
Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều là một trong những dấu hiệu chẩn đoán quan trọng và điển hình nhất của chứng rối loạn trầm cảm. Một cuộc khảo sát lớn ở Anh cho thấy ngủ quá nhiều có liên quan đến trí thông minh thấp hơn, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh Alzheimer và trầm cảm cao hơn.
Kiểm tra điện thoại liên tục
Trong suy nghĩ của nhiều người, lướt điện thoại được là hành vi được xem giải trí khi rảnh rỗi. Đặc biệt đối với các video ngắn, hầu hết nội dung đều đơn giản, dễ hiểu, đi kèm nhạc hay, khiến bạn vui vẻ, thoải mái.
Vì vậy, việc đầu tiên nhiều người làm khi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ là nhấc điện thoại lên, làm mới trang cá nhân để không bỏ lỡ tin tức nào. Kể cả khi đang đi làm, đi họp, vệ sinh, bạn cũng nên lấy điện thoại ra để cập nhật.
Nhưng trên thực tế, kiểu kích thích não liên tục và cường độ cao này sẽ dần nâng cao ngưỡng chịu đựng của não đối với sự kích thích thông tin. "Liều thuốc" ban đầu khiến bạn vui vẻ cả ngày sẽ sớm không còn tác dụng nữa và phải tăng "liều", dẫn đến cảm giác bứt rứt khi không được đáp ứng.
Ngoài ra, hành vi kiểm tra ứng dụng mạng xã hội lâu ngày đã phát triển thành một hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người dùng mạng xã hội có mức độ FOMO cao hơn, đồng thời cũng phát triển các hành vi so sánh bản thân với người khác, từ đó làm gia tăng căng thẳng.
Nghỉ ngơi nhiều
Khi cảm thấy mệt mỏi, lựa chọn đầu tiên của mọi người là nghỉ ngơi nhiều hơn. Dĩ nhiên việc nghỉ ngơi có thể nhanh chóng phục hồi thể lực. Tuy nhiên nghỉ ngơi quá lâu lại khiến bạn càng mệt hơn.
Lý do vì chúng ta không di chuyển, vận động nên khi phải quay trở lại nhịp bình thường sẽ khó thích nghi. Đặc biệt những người vốn có công việc phải vận dụng đầu óc nhiều, mà nghỉ ngơi thời gian dài, sẽ khiến họ mất thời gian để thích nghi.
Lời khuyên là nếu mệt mỏi hãy ngủ đủ giấc, tập thể dục vừa phải, nhẹ nhàng, ăn vừa đủ sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn và duy trì được nhịp sống cân bằng.
Chơi game
Đối với người trẻ, sau một ngày dài làm việc, sẽ thật tuyệt nếu buổi tối về nhà chơi game giải trí. Nếu bạn chơi với tâm lý xả stress một chút sẽ có kết quả tốt. Nhưng vấn đề là nhiều trò chơi ngày nay không những không chỉ cho giải trí mà còn có khả năng khiến chúng ta "nổ tung", căng thẳng hơn. Ví dụ với cơ chế xếp hạng trong các trò chơi, các game thủ sẽ luôn có mục tiêu "cày rank", dẫn đến đầu tư nhiều thời gian, sức lực và tâm trạng, làm bạn bồn chồn, lo lắng.
Các nghiên cứu đã cho thấy chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ làm tăng khả năng thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Ăn uống
Nhiều người thường nói đồ ăn là nguồn gốc của hạnh phúc, là cách giảm căng thẳng nhanh chóng và hiệu quả.
Hầu hết đều biết đường kích thích tiết ra dopamine, chất mang lại cho con người cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường và cảm giác hạnh phúc ngắn hạn không chỉ dẫn đến béo phì mà còn có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm.
Đồ chiên rán cũng nổi tiếng là "kẻ giết tâm trạng". Một nghiên cứu dài hạn trong 6 năm về chủ đề mối quan hệ giữa trầm cảm và béo phì, đã khảo sát hơn 12.000 sinh viên đại học ở Tây Ban Nha, phát hiện đồ ăn hàng ngày càng nhiều chất béo chuyển hóa càng chán nản và nguy cơ trầm cảm cao.
Có thể thấy, việc tránh xa đường và đồ chiên rán không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn khiến bạn vui vẻ bền vững.