6 nhiệm vụ quan trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục năm học 2016-2017.

6 nhiem vu quan trong phat trien doi ngu nha giao can bo quan ly giao duc

Trong đó yêu cầu:

1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế của Đảng và Chính phủ; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 44-NQ/TW của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Quyết định số 404/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” (ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính).

2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực đội ngũ ngành giáo dục tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế; sắp xếp, bố trí tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

Có phương án giải quyết hợp lý tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và giáo viên không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo đến năm 2020 đội ngũ nhà giáo các cấp đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp của địa phương.

3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 và các quy định về đánh giá cán bộ, công chức hiện hành.

Khuyến khích các đơn vị chủ động xây dựng phương án tích hợp, liên thông giữa các kết quả đánh giá để làm rõ thực trạng về chất lượng đội ngũ, sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, tinh giản biên chế đội ngũ theo quy định cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá đội ngũ.

4. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ; tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nâng cao năng lực tự học của giáo viên qua mạng internet và tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng giáo viên;

Tổ chức có hiệu quả các Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên làm công tác tổng phụ trách Đội giỏi, khuyến khích giáo viên chủ động, tích cực tham gia các Hội thi/sân chơi do Bộ/Tỉnh/huyện tổ chức;

Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại địa phương, thiết lập hệ thống trường thực hành sư phạm và tạo điều kiện cho các giảng viên sư phạm được tham gia các hoạt động giáo dục tại địa phương và các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được tham gia các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm; Tạo sự công bằng trong bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

5. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, nhất là đối với giáo viên người dân tộc thiểu số, giáo viên đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số, các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;

Triển khai thực hiện kịp thời việc bổ nhiệm vào hạng và xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, có kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thiện các tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp để đảm bảo việc thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo quy định;

Chủ động ban hành và tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có các chính sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương đối với những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong ngành giáo dục, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, người có tài, có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục;

Giải quyết kịp thời, dứt điểm các trường hợp bức xúc, khiếu kiện kéo dài liên quan đến tuyển dụng và hợp đồng lao động cũng như chế độ, chính sách của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn tồn đọng tại các cơ sở giáo dục;

6. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về công tác phát triển đội ngũ của ngành giáo dục năm học 2016 - 2017; Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo về những vấn đề liên quan đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ của địa phương.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục năm học 2016 - 2017 của các sở giáo dục và đào tạo gửi về Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trước ngày 20 tháng 6 năm 2017.

Các Sở GD&ĐT căn cứ hướng dẫn này, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/TP để triển khai thực hiện.

Theo Báo GD&ĐT

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.