8 loại cây Bộ Y tế đề nghị chặt bỏ trong trường học

8 loại cây chứa độc tố này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang trong các trường học, công viên. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng tại sao không dạy cho trẻ kỹ năng phân biệt cây chứa chất độc mà vội chặt bỏ?

Chỉ trong 10 ngày, 66 học sinh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã bị ngộ độc sau khi ăn quả ngô đồng để được "thông minh". Do đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị các trường học chặt bỏ các cây cảnh, cây mọc hoang dại trong trường chứa độc tố.

Và ngày 23/4, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi các trường rà soát, loại bỏ ngay và không trồng các loại cây, hoa chứa chất gây độc với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên.

8 loai cay bo y te de nghi chat bo trong truong hoc

Thế nhưng, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM thì không nên chặt bỏ những loại cây chứa độc tố này mà nên dạy cho trẻ kỹ năng nhận dạng, phân biệt các loại cây chứa độc tố để trẻ không ăn phải.

Bởi nếu Bộ Y tế chỉ khuyến cáo chặt cây chứa độc tố trong các trường học thì chỉ ngăn chặn được nguy cơ ngộ độc ở trường, trong khi học sinh đi chơi khắp nơi và thường tò mò nên sẽ không nhận ra cây nào có độc.

Anh Hà Tiến Lợi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng: Đừng chặt bỏ những cây vốn tồn tại lâu đời trong tự nhiên, tốt nhất là trường học nên có biển báo ở mỗi cây, kể cả cây không độc. Thứ nhất là dạy cho trẻ biết được cây nào độc, cây nào không độc.

Với những cây độc thì nên có những giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần để thầy cô nhắc nhở cho trẻ thêm. Chứ không quản lý được mà chặt bỏ thì nguy hại cho trẻ, nhiều trẻ thành phố bây giờ còn không biết phân biệt con trâu với con bò, huống gì cây nào có độc, cây nào không.

Trong khi chị Nguyễn Vĩnh Bình (thành phố Huế) lo lắng: "Nếu bạn có con nhỏ bạn sẽ biết nguy hiểm như thế nào. Chẳng cha mẹ nào an tâm khi con trẻ cứ sống ở nơi có cây độc. Nếu trồng cây cảnh có độc như cây ngô đồng, cây trúc đào... thì nên trồng ở các trường có học sinh cấp 2 trở lên".

Theo Phụ nữ Online

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?