AFF Cup 2018, Việt Nam lên ngôi vô địch và đồng thời các trận đấu diễn ra tổng cộng cả chục TP ở các nước Đông Nam Á. Nay do tình hình đại dịch COVID-19 nên AFF Cup 2020 có thể thi đấu theo thể thức quay trở lại như thời AFF Cup 2014, 2016.
Hai quốc gia đăng cai vòng bảng, mỗi quốc gia tiến hành một bảng đấu. Sau đó vào bán kết, chung kết, 4 đội tuyển mới đá theo thể thức sân nhà sân khách.
Thái Lan cam kết cử đội tuyển mạnh nhất dự AFF Cup 2020 .
Thậm chí thể thức thi đấu cũng có thể trở về như những giải này cũ hơn, tức chỉ có 1 quốc gia đăng cai tổ chức giải như kiểu Việt Nam từng làm chủ nhà AFF Cup (Tiger Cup) 1998.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp đã khiến AFF Cup 2020 cân nhắc các phương án tổ chức khác nhau.
Đại dịch COVID-19 khiến đường hàng không quốc tế bị hạn chế, rồi tình hình dịch bệnh của các quốc gia Đông Nam Á cũng diễn biến khác nhau nên cần thi đấu tập trung để dễ kiểm soát.
AFF Cup 2018, giải đấu mà đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ hai là lần đầu tiên Ban tổ chức áp dụng thể thức thi đấu khác. Theo đó mỗi bảng 5 đội, mỗi đội được đá hai trận sân nhà và hai trận sân khách ở vòng bảng.
Sau đó vào bán kết, chung kết, các đội tiếp tục thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách. Thể thức thi đấu này khiến nhiều đội, nhiều cầu thủ lên tiếng vì di chuyển liên tục dẫn đến mệt mỏi.
Họ cho rằng các cầu thủ chỉ cần tập trung ở một khách sạn, tập luyện và thi đấu. Đằng này, ở AFF Cup 2018, có những đội vừa thi đấu xong là lo “check out” rời khách sạn vội vã ra sân bay, thậm chí còn phải bay nối chuyến dài rất mệt mỏi để đến địa điểm khác, quốc gia khác để kịp thích nghi thời tiết…
Tuy nhiên thể thức như AFF Cup 2018, nhà tài trợ được lợi vì tính lan tỏa cao, khán giả vào sân đông. Ở AFF Cup 2018 có tổng cộng 752.945 lượt người vào xem các trận.