Bạn có biết: Chỉ thở thôi cũng làm chúng ta suy nghĩ khác đi

“Thở” không đơn thuần chỉ là hành động nạp oxy vào phổi để duy trì sự sống. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng nhịp thở cũng tác động không nhỏ đến cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nhịp thở tạo ra các xung điện sinh học trong não người. Tác động của nó phụ thuộc vào việc chúng ta thở bằng mũi hay miệng và hít vào hay thở ra.

Để tìm ra mối tương quan giữa hoạt động của não và quá trình hô hấp, nhóm chuyên gia đến từ ĐH Northwestern (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ điện não đồ (EEG – một phương pháp đo sóng não cho phép tìm hiểu sâu hơn về hoạt động não bộ) của 7 bệnh nhân bị động kinh.

ban co biet chi tho thoi cung lam chung ta suy nghi khac di

Những bệnh nhân này được cấy điện cực vào não trước khi phẫu thuật. Kết quả, các dữ liệu phân tích được cho thấy có sự đồng bộ giữa hoạt động não và nhịp thở của họ. Cụ thể trong trường hợp này, sóng não được tìm thấy ở 3 vùng: Vùng vỏ não khứu giác – chi phối khả năng cảm nhận mùi hương; Đồi hải mã – nơi lưu trữ kí ức; Hạch hạnh nhân – vùng vỏ não điều khiển xúc cảm.

Theo đó, các chuyên gia nhận thấy có sự khác nhau giữa hoạt động của hạch hạnh nhân và đồi hải mã khi hít vào và thở ra. Khi hít vào, tế bào thần kinh ở vùng vỏ não khứu giác, hạch hạnh nhân và đồi hải mã trở nên hưng phấn. Sự hưng phấn này bị giới hạn khi bệnh nhân hít vào qua đường mũi.

Để tiếp tục nghiên cứu, người ta làm thí nghiệm trên 70 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 tới 30 tuổi. Trong thử nghiệm, ứng viên phải nhanh chóng nhận ra biểu cảm sợ hãi hay ngạc nhiên của khuôn mặt được đưa ra trên màn hình.

Mục đích của thí nghiệm là để kiểm tra xem hạch hạnh nhân - khu vực phân tích biểu cảm khuôn mặt - chịu ảnh hưởng từ nhịp thở và đường thở như thế nào.

ban co biet chi tho thoi cung lam chung ta suy nghi khac di

Hít vào thở ra có ảnh hưởng đến khả năng tư duy và nhận thức của chúng ta

Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng những người tham gia chỉ cần một phần giây để nhận ra khuôn mặt sợ hãi khi hít vào. Tuy nhiên, đó là chỉ khi nhóm này hít vào qua đường mũi. Còn với khuôn mặt ngạc nhiên, việc hít thở không đem lại điều gì cả.

Trong một thử nghiệm bộ nhớ riêng biệt được thiết kế để đo hoạt động của đồi hải mã, 42 trong số những người tham gia đã thể hiện hình ảnh của các đối tượng trên màn hình máy tính, và sau đó được yêu cầu nhớ lại chúng.

Trong thử nghiệm, nhóm tình nguyện viên ghi nhớ tốt hơn các đối tượng khi họ hít vào, chứ không phải thở ra, nhóm này nhớ lại các đối tượng với độ chính xác cao hơn khoảng 5 phần trăm khi hít bằng mũi.

ban co biet chi tho thoi cung lam chung ta suy nghi khac di

Khi sợ hãi, hơi thở nhanh hơn, phản ứng cũng nhanh hơn

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan ở đây, song họ vẫn chưa thể giải thích chính xác được. Tuy vậy, rõ ràng trong các tình huống hiểm nghèo, chức năng nhận thức của chúng ta có thể được tăng lên bằng cách hít vào nhiều hơn.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ hô hấp bình thường là 12-18 nhịp mỗi phút đối với người lớn và có thể tăng lên khoảng 20 nhịp mỗi phút nếu bạn hoảng sợ.

Khi hoảng loạn, nhịp thở trở nên nhanh hơn. Kết quả là, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian tương ứng để hít khi ở trong một trạng thái bình tĩnh. Như vậy, để ứng phó với hiểm nguy, cơ thể tự tăng nhịp thở để tác động đến não bộ, qua đó đem lại phản ứng nhanh hơn.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.