Ban soạn thảo chương trình GDPT tổng thể: Giảm tải số tiết từng môn học!

Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý về Dự thảo chương trình GDPT tổng thể, Ban soạn thảo chương trình cho biết, sẽ giảm tải số tiết từng môn học, điều chỉnh thiết kế chương trình hướng tới dạy học 2 buổi/ngày... quá trình triển khai thực hiện bám sát lộ trình, không nóng vội, duy ý chí mà đặt ưu tiên cao nhất là đảm bảo chất lượng.

ban soan thao chuong trinh gdpt tong the giam tai so tiet tung mon hoc

Ban soạn thảo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết, tính đến ngày 20/5, Ban soạn thảo đã nhận được khoảng 200 bài viết và khoảng 400 ý kiến chia sẻ hầu hết các ý kiến đều nhất trí về cơ bản nội dung dự thảo và cho rằng dự thảo Chương trình tổng thể đã quán triệt các quan điểm, tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, thể hiện quyết tâm đổi mới ngành Giáo dục.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng thuận, nhất trí với dự thảo, cũng còn những ý kiến phản biện, đề nghị giải thích, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung nhằm hoàn thiện dự thảo chương trình, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như phân chia môn học, rà soát, điều chỉnh hệ thống và tên môn học, hoạt động giáo dục cùng với phân bổ thời lượng giáo dục bảo đảm tính khoa học, khả thi, tường minh, dễ hiểu, dễ nhớ và giảm tải cho học sinh; thời lượng tiết học cần điều chỉnh; đội ngũ giáo viên; lộ trình thực hiện...

Ban soạn thảo chương trình sẽ điều chỉnh cách thức học sinh tự chọn môn học để vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh vừa có tính khả thi đối với khả năng vận dụng linh hoạt của nhà trường.

Ban soạn thảo chương trình tổng thể giải trình và dự kiến tiếp thu một số vấn đề theo hướng: tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong thời gian vừa qua, tạo sự đồng thuận từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các nhà khoa học trong và ngoài ngành Giáo dục, các tầng lớp nhân dân, học sinh và phụ huynh học sinh; đảm bảo định hướng, yêu cầu đổi mới CT GDPT, tiếp cận được các xu hướng mới, đồng thời hài hòa giữa yêu cầu, mong muốn và điều kiện thực hiện của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông.

Hệ thống môn học, hoạt động giáo dục và thời lượng giáo dục sẽ được rà soát, chỉnh sửa bảo đảm tính khoa học, liên thông, đồng bộ và khả thi; điều chỉnh tên môn học, hoạt động giáo dục và cách phân loại bảo đảm tường minh, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ; số lượng môn học, số tiết từng môn học điều chỉnh theo hướng giảm tải. Trong đó:

Ở cấp tiểu học, điều chỉnh thiết kế chương trình hướng tới dạy học 2 buổi/ngày nhưng sẽ bảo đảm cho các trường chỉ có điều kiện dạy học 5 buổi/tuần vẫn thực hiện được đầy đủ nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc thống nhất trong toàn quốc, đồng thời chương trình có phần mở dành cho các trường học 2 buổi/ ngày ở các địa phương có các điều kiện đảm bảo.

Ở cấp trung học cơ sở, môn học và hoạt động giáo dục sẽ được thiết kế đảm bảo tính tiếp nối, kế thừa cấp tiểu học và đáp ứng yêu cầu giai đoạn giáo dục cơ bản và phân luồng sau trung học cơ sở.

Ở cấp trung học phổ thông, thực hiện dạy học phân hóa từ lớp 10; điều chỉnh hệ thống môn học bắt buộc, tự chọn ở các lớp 10, 11, 12 bảo đảm thống nhất theo yêu cầu định hướng nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện Việt Nam; điều chỉnh cách thức học sinh tự chọn môn học để vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh vừa có tính khả thi đối với khả năng vận dụng linh hoạt của nhà trường.

Về đội ngũ giáo viên, Ban soạn thảo chương trình cho biết, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong cả nước, trên cơ sở đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng như có phương án bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó ưu tiên tận dụng cơ sở vật chất sẵn có.

Về lộ trình thực hiện CT, SGK mới, Ban soạn thảo cho rằng, việc xây dựng CT, SGK mới theo Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chính phủ đã và đang được tiến hành theo kế hoạch tổng thể. Quá trình triển khai thực hiện bám sát lộ trình đề ra song không nóng vội, duy ý chí mà đặt ưu tiên cao nhất là đảm bảo chất lượng, hiệu quả của chương trình.

Theo dự kiến, vào tháng 9 tới, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học sẽ được công bố chính thức.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.