Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cây trôi hơn 800 năm tuổi tại xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn vươn mình phát triển xanh tươi, tỏa bóng mát cho dân làng. Cây trôi cổ thụ đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.
Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Lưu giữ hệ thống các công trình, di tích lịch sử văn hóa nhiều giá trị là cơ sở để hướng đến bảo tồn, xây dựng làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) trở thành làng văn hóa du lịch.
Thông qua các tham luận và ý kiến, các nhà nghiên cứu đã thảo luận để tìm ra hướng đi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng biển gắn với phát triển kinh tế, du lịch biển đảo Hà Tĩnh.
Đền Cả (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng vào năm 1036, thờ nhiều vị công thần của dân tộc. Gần 1.000 năm trôi qua, ngôi đền thiêng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa về tiến trình hình thành và phát triển của quê hương núi Hồng, sông La.
Di tích lịch sử văn hóa đền Cả hay còn gọi là đền Lớn, Tam tòa Đại Vương ở xã Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XI, đời Nhà Lý, thờ nhiều vị công thần của dân tộc.
Trong 11 công trình vừa được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vừa đây, Thạch Hà và Nghi Xuân, mỗi đơn vị có 2 di tích; các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Lộc Hà, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh và Hương Khê, mỗi địa phương có 1 di tích.
Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để các địa phương Hà Tĩnh tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Toàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hiện có 22 CLB các loại hình trò kiều, ca trù, hát văn và dân ca ví, giặm, được thành lập và hoạt động hiệu quả, trong đó nhiều CLB người cao tuổi chiếm từ 60-70%.
Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cùng con cháu đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Với 22 tham luận trình bày tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã góp phần chứng minh những đóng góp to lớn của dòng tộc họ Hồ Hà Tĩnh đối với tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc.
Tại Liên hoan Dân ca ví, giặm liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh vừa diễn ra tại TP Vinh, tiết mục “Giặm tương tư” (thơ: Đậu Thị Thương, chỉnh lý: Trịnh Chung) do thí sinh Phạm Khánh Huyền (CLB xã Sơn Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thể hiện đã xuất sắc đạt 1 trong 15 giải A. Tiết mục khiến nhiều khán giả tại khán phòng thổn thức
CLB Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và CLB thị trấn Yên Thành (Yên Thành, Nghệ An) cùng giành giải nhất Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023. Chương trình nằm trong khuôn khổ Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
Đền Phú Sơn thuộc xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, là công trình kiến trúc nghệ thuật gắn với nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước.
Tiết mục "Hội phường ví, giặm nhà nông” của CLB dân ca ví, giặm xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) để lại ấn tượng trong lòng khán giả khi gợi nhớ về nét đẹp lao động của người nông dân Hà Tĩnh tại các làng nghề truyền thống xưa thông qua các hội phường ví, giặm...
Với hơn 400 nghệ nhân, diễn viên tham gia, Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đã trở thành ngày hội văn nghệ dân gian đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh kết thúc thành công với giải nhất thuộc về 2 CLB dân ca ví, giặm phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) và Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân).
Thông qua liên hoan, Hà Tĩnh sẽ lựa chọn 8 câu lạc bộ tham dự liên hoan dân ca ví, giặm liên tỉnh tại Nghệ An và 1 câu lạc bộ xuất sắc nhất tranh tài tại Hội thi Đàn và hát dân ca toàn quốc diễn ra tại quê hương Bác Hồ vào thời gian tới.
Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tính khả thi cao, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần ngày càng cao của Nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, khi văn hoá thấm sâu trong mỗi địa bàn, mỗi cơ quan, đơn vị, sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp để phát huy giá trị văn hoá của núi Hồng - sông La, của con người Hà Tĩnh…
Từ đầu năm lại nay, Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đón 13.848 lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn ra.
Sau 2 năm tạm hoãn biểu diễn do ảnh hưởng dịch bệnh, xuân Quý Mão 2023, CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại “sáng đèn” sân khấu, thu hút đông đảo bà con xa gần đến thưởng thức.
Suốt gần 3 thập kỷ qua, có một người Hà Tĩnh đã không màng gian nan, đem sức khỏe, trí tuệ và của cải để rong ruổi cùng các làn điệu dân ca ví, giặm, những câu thơ Kiều trên khắp mọi miền đất nước. Bà hát trên các sân khấu, trong các buổi từ thiện... bằng tất cả niềm đam mê và khát vọng lan truyền các giá trị văn hóa truyền thống. Đó là Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh.
Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để chính quyền và Nhân dân các địa phương Hà Tĩnh quan tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của các di tích.
Các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn di sản được quan tâm và mang về những mùa quả ngọt; Trên khắp mỗi vùng quê Hà Tĩnh, những giá trị văn hóa đang tiếp tục kết tinh, lan tỏa và ngày càng thấm sâu vào đời sống Nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh cần quyết tâm, nỗ lực, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra năm 2023.