Bật mí hậu trường cùng đội tuyển Olympic Vật lý 2017

Thuận lợi từ khi thành lập đội tuyển, đến quá trình ôn luyện và những ngày thi suôn sẻ tại thành phố Yogyakarta, Indonesia như báo trước thành công của đoàn Việt Nam dự thi Olympic Vật lý năm nay.

bat mi hau truong cung doi tuyen olympic vat ly 2017

Đoàn Việt Nam tham dự Olympic Vật lý 2017

Gắn bó với đội tuyển từ những ngày đầu, PGS.TS Lục Huy Hoàng - Phó đoàn, Trưởng khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - đã có những kỷ niệm đẹp, nhiều khoảnh khắc khó quên trong những ngày cùng học sinh miệt mài ôn luyện, đến giây phút thi căng thẳng và hạnh phúc vỡ òa khi kết quả thi được công bố.

5 chàng trai hòa đồng, nỗ lực

PGS.TS Lục Huy Hoàng cho biết, đội tuyển Olympic Vật lí quốc tế (IPhO) được thành lập ngay sau kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO), gồm 5 thành viên đến từ Hà nội (2 em), Quảng Bình (1 em) và Nghệ an (2 em).

Quá trình tập huấn, cả 5 thành viên trong đoàn đều rất hòa đồng và nỗ lực. Đặc biệt, tất cả được chuẩn bị kiến thức nền tảng khá tốt, đặc biệt là lý thuyết.

"5 em đều đã có kinh nghiệm qua kỳ thi APhO, Riêng Nguyễn Thế Quỳnh (lớp 12, THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) năm trước đã tham dự và có thành tích cao ở APhO và IPhO (2016) nên tích lũy được những trải nghiệm rất quý báu" - PGS.TS Lục Huy Hoàng cho hay.

Kỳ thi IPhO lần thứ 48 năm 2017 được tổ chức tại thành phố Yogyakarta (Indonesia), với 86 đoàn của các nước và vùng lãnh thổ tham gia. Tuy nhiên, theo chia sẻ của PGS.TS Lục Huy Hoàng, địa điểm này đầu tiên được dự kiến là thành phố Bali; sau đó nước chủ nhà thay đổi về Yogyakarta 6 tháng trước khi diễn ra.

Yogyakarta là thành phố yên bình xinh đẹp với thời tiết không khác nhiều miền Nam Việt Nam, nhưng với nhiệt độ dễ chịu hơn (từ 22-28 C). Thức ăn cũng hết sức dễ chịu. Đây cũng là một điều hết sức thuận lợi cho các thành viên trong đoàn.

Vượt qua đề thi khó

PGS.TS Lục Huy Hoàng cho biết: Đề thi thực hành của IPhO năm nay có 2 bài, đề cập đến 2 nội dung chính là quang và từ. Đặc biệt, thi bài thí nghiệm về từ cũng liên quan đến sensor dự báo động đất và núi lửa với nội dung được đơn giản hóa từ một công bố khoa học trên tạp chí Journal of Applied Physics năm 2017.

Đề lý thuyết có 3 bài. Nước chủ nhà đưa ra các nội dung liên quan đến những vấn đề của Vật lí hiện đại như: Vật chất tối, sự bùng phát của vũ trụ và các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần mà đất nước phải gánh chịu.

Đề thi lí thuyết được đánh giá là khá khó so với các kỳ IPhO khác, nhưng đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc vượt qua và giành 4 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, đứng thứ năm sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Singapore - đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam trong các kỳ IPhO.

Đầu tư bài bản, có chiều sâu

Bên cạnh nỗ lực của học sinh và các thầy cô trong đoàn, một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam năm nay, theo PGS.TS Lục Huy Hoàng, là bởi một số địa phương đã có những đầu tư bài bản, theo chiều sâu để tìm kiếm và bồi dưỡng phát huy những tài năng Vật lý.

Đặc biệt, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã có chính sách hợp lý để tuyển chọn được những học sinh giỏi thực sự. Trong đó, việc lựa chọn tiêu chí quan trọng nhất là 5 học sinh đoạt giải cao nhất kỳ thi APhO vào đội tuyển IPhO rất hợp lí và thuận tiện cho công tác tổ chức bồi dưỡng. Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao đến quá trình bồi dưỡng huấn luyện đội tuyển.

Cũng phải nói thêm, góp phần quan trọng vào thành công năm nay, khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm Hà nội đã không ngừng hoàn thiện chương trình huấn luyện và bồi dưỡng đội tuyển, đặc biệt là bồi dưỡng thực hành thí nghiệm.

"Chúng tôi có cơ sở các thiết bị thí nghiệm được tích lũy sau các kỳ thi APhO, IPhO; các bài thí nghiệm được xây dựng mới; các thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu dành cho đào tạo đại học, sau đại học cũng được khai thác ở góc độ phù hợp để bồi dưỡng đội tuyển.

Về bồi dưỡng lý thuyết, khoa Vật lý đóng vai trò tổ chức để xây dựng chương trình và mời các nhà giáo, chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm từ khắp nơi trong cả nước tham gia bồi dưỡng cho đội tuyển" - PGS.TS Lục Huy Hoàng chia sẻ thêm.

4 huy chương Vàng Olympic Vật lý 2017 thuộc về:

Đinh Anh Dũng (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội);

Tạ Bá Dũng (lớp 12, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội);

Nguyễn Thế Quỳnh (lớp 12, THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình);

Trần Hữu Bình Minh (lớp 12, THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).

1 huy chương Bạc thuộc về: Phan Tuấn Linh (lớp 12, THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)

Theo Báo GD&TĐ

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.