Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Điều gì khiến một ngôi làng nhỏ ở miền nam Trung Quốc được gọi là "làng trường thọ", nơi rất nhiều người nghỉ hưu muốn chuyển tới đây sinh sống?

Video: Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ nơi rất nhiều người sống trên 100 tuổi

Ngôi làng có tên Bama thuộc khu tự trị dân tộc Dao ở tỉnh Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, từ lâu được gọi là “làng trường thọ”.

Theo số liệu thống kê, cứ 100.000 cư dân tại đây thì có tới 31 người sống trên 100 tuổi. Chính bởi vậy, làng Bama đứng thứ 5 trên thế giới về tuổi thọ. Đây cũng là nơi rất nhiều người nghỉ hưu muốn chuyển tới sinh sống. Vậy điều gì khiến ngôi làng nhỏ này trở thành điểm đến hấp dẫn như vậy?

Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Vẻ đẹp thanh bình ở “làng trường thọ”

Các chuyên gia cho biết, một trong những yếu tố đầu tiên giúp con người có cuộc sống lành mạnh ở Bama chính nhờ không khí trong lành, ánh nắng dồi dào và nguồn nước khoáng thiên nhiên nguyên sơ. Những người về hưu cần môi trường sống như vậy. Họ cho rằng điều này phù hợp với sức khỏe và tuổi thọ.

Giống như nhiều người đã về hưu ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc, bà Vương Lệ “di cư” tới Bama và quyết định sống theo kiểu định cư lâu dài. Hầu hết họ sẽ thuê nhà riêng rồi sống như người dân bản địa - sáng dạy sớm đi bộ lấy nước từ sông Panyang về dùng, chiều tối lại tản bộ dưới chân núi.

Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Tỷ lệ người cao tuổi trên 100 ở làng Bama cao hơn rất nhiều vùng khác ở Trung Quốc

Một trong những người già “nổi tiếng” ở làng Bama là cụ Huang Ma Song Mei, 106 tuổi. Ở độ tuổi này nhưng bà vẫn cùng con trai 77 tuổi và con cháu điều hành một nhà nghỉ của gia đình.

Bên cạnh nhà cụ Huang là cụ Magan 103 tuổi nhưng mắt còn minh mẫn và vẫn tự tay làm đồ dệt. Dù ngoài 100 nhưng cụ Huang có thính giác rất tốt, thích trò chuyện cùng khách lạ và giúp cháu nấu ăn.

Tỷ lệ nhiều người cao tuổi trong vùng khiến các chuyên gia tò mò. Họ cử nhiều đoàn công tác tới đây để nghiên cứu và đưa ra kết luận.

Do làng Bama nằm ở vùng hẻo lánh, ít nhà máy và không ảnh hưởng ô nhiễm khiến môi trường rất trong lành. Người dân tại đây hầu hết làm việc nặng nhọc, trong khi chế độ ăn uống đơn giản với rau chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, cuộc sống của họ gần như không bị căng thẳng và khá yên tĩnh.

Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Về chế độ ăn, ngoài rau xanh, người dân Bama có thói quen ăn nhiều trái cây, các loại hạt đậu và cá. Tiến sỹ John Day đến từ viện Intermountain Healthcare có dịp tới đây tìm hiểu và nhận định: “Các nền văn hóa lâu đời nhất thường dùng đậu trong chế độ ăn thường xuyên của mình”.

Vị chuyên gia này cũng liên hệ tới làng Okinawa ở Nhật Bản - nơi có tỷ lệ tuổi thọ cao xếp hạng cao nhất thế giới. Đây cũng là nơi người dân thường xuyên ăn các loại đậu.

Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Khẩu phần ăn của người dân đa dạng, không thể thiếu rau ở các bữa chính và các loại đậu

Một trong những điểm chung đáng chú ý khác ở làng Bama là “văn hóa tập thể dục”. Những người ở mọi lứa tuổi thậm chí các bậc cao niên vẫn tham gia công việc đồng áng như con cháu. Mọi thứ tại đây hầu hết làm thủ công bởi ở nơi hẻo lánh này thiếu các thiết bị cơ khí hỗ trợ nên đều làm bằng tay.

Với sức hút ngày càng tăng, không chỉ người già đã nghỉ hưu, làng Bama những năm gần đây còn trở thành điểm đến của nhiều khách nước ngoài tới tham quan, tìm hiểu. Vào thời điểm năm 2017, nơi này đón hơn 5 triệu lượt khách. Nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ homestay cũng theo đó mọc lên khắp nơi.

Bí ẩn ở ngôi làng trường thọ - nơi rất nhiều người trên 100 tuổi

Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của những người già đã về hưu

Nếu như trong quá khứ, Bama từng được coi là vùng đất hẻo lánh và “nghèo”, thì nay nhờ sức hấp dẫn của tuổi thọ cao, nhiều người đã tới đây để tăng cường sức khỏe. Qua đó, các hoạt động du lịch để sống thọ ngày càng trở nên phổ biến.

Theo Quốc Việt/dantri/Chinahighlights/CGTN

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.