Bị cáo Hoàng Văn Hưng bất ngờ nhận tội trước ngày xử phúc thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”

Ngày 25/12, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa thúc phẩm xem xét đơn kháng cáo của 21 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu cán bộ công an) bất ngờ ngờ nhận tội và đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án với số tiền 18,8 tỷ đồng. Bị cáo Hưng cũng có đơn xin được xét xử vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm.

Trước đó, trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm, bị cáo Hưng luôn phủ nhận cáo trạng truy tố bị cáo khi cho rằng, bị cáo không nhận khoản tiền đặc biệt lớn từ những bị cáo liên quan đến vụ án này.

Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, TAND TP Hà Nội khẳng định, dù bị cáo Hưng không nhận tội nhưng có đủ căn cứ xác định, bị cáo Hưng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 800.000 USD (tương đương 18,8 tỷ đồng) và quyết định tuyên phạt bị cáo Hưng tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại phần tranh luận ở cấp sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hưng từ 19 đến 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau phiên sơ thẩm, bị cáo Hưng kháng cáo kêu oan kho cho rằng, bị cáo không phạm tội. Nhưng trước ngày phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo Hưng đã bất ngờ nhận tội và đã khắc phục toàn bộ hậu quả với số tiền 18,8 tỷ đồng.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng bất ngờ nhận tội trước ngày xử phúc thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”

Bị cáo Hoàng Văn Hưng (đứng) tại phiên tòa sơ thẩm.

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 25/12, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. Hội đồng xét xử tại phiên phúc thẩm gồm 5 thành viên, do Thẩm phán Mai Anh Tài (Chánh tòa kinh tế) làm chủ tọa phiên tòa.

Đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội có 3 thành viên tham gia phiên tòa. Phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra trong 4 ngày (từ 25 đến 27/12). Đến thời điểm này, có gần 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Trước đó, từ ngày 11 đến ngày 28/7, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau phiên tòa sơ thẩm, 23 bị cáo và cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, 2 bị cáo đã rút đơn kháng cáo, chấp hành hình phạt theo bản án sơ thẩm. Đó là Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải) và Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội).

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Quân (chồng của bị cáo Hoàng Diệu Mơ) đề nghị được trả lại 2 chiếc điện thoại đã bị tịch thu. Trong trường hợp không được trả lại thì ông Quân xin được mua lại để bảo vệ quyền lợi thông tin cá nhân.

Bà Trần Phi Nga (vợ bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) kháng cáo một phần nội dung bản án, xin giải tỏa kê biên và cấm dịch chuyển nhà dự án Tây Hồ Tây (Hà Nội) và xin giải tỏa kê biên, cấm dịch chuyển và trả lại sổ đỏ nhà Bắc An Khánh (Hà Nội).

Theo bản án sơ thẩm, khi dịch COVID -19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, tổ công tác của một số bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Lợi dụng chủ trương trên, một số cá nhân thuộc các bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi phạm tội.

Từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỷ đồng.

23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226,7 tỷ đồng; 4 bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn 74,4 tỷ đồng và 2 bị cáo lừa đảo chiếm đoạt số tiền 24,5 tỷ đồng.

Bản án sơ thẩm nêu rõ, số tiền hối lộ ở mức đặc biệt lớn, có lần lên đến hàng tỷ đồng, hàng trăm nghìn USD, việc nhận tiền diễn ra nhiều lần, thường xuyên liên tục. Đây là số tiền quá lớn, vượt nhiều lần mức thu nhập bình quân của cán bộ công chức.

21 bị cáo kháng cáo gồm:

Đối với tội “Nhận hối lộ”: Tô Anh Dũng, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Văn Tân, Lê Tuấn Anh, Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn, Vũ Sỹ Cường

Đối với tội “Đưa hối lộ”: Lê Văn Nghĩa, Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Bích Hằng, Phạm Thị Kim Ngân, Hoàng Diệu Mơ, Võ Thị Hồng, Trần Thị Mai Xa, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Hai bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tội “Môi giới hối lộ”, bị cáo Trần Quốc Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Bị cáo Trần Minh Tuấn phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ” kháng cáo đề nghị Tòa phúc thẩm tuyên không phạm tội

Theo CAND

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.