Bí quyết giữ cho ngôi nhà không bị ngập trong đồ đạc

Nhà là vương quốc riêng của bạn. Hãy trị vì thật khéo léo để chính bạn - chứ không phải đám đồ đạc - nắm quyền kiểm soát trong vương quốc đó.

Nhẹ bẫng - Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫng là tác phẩm của Francine Jay. Cuốn sách như một triết lý sống cô đọng và súc tích, nhưng cũng là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn đưa ra quyết định trong những tình huống quan trọng.

Nội dung cuốn Nhẹ bẫng - Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫng được chia làm bốn phần chính. Chúng giúp cho độc giả tiếp cận góc nhìn mới đối với vật chất, sự việc cũng như cảm xúc của chính mình để có được cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.

Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Nhà là một hệ thống phức tạp và nếu không được chú ý đúng mức, hệ thống đó thường có xu hướng rơi vào trạng thái hỗn loạn. Khi ấy sẽ cần đến một bàn tay chỉ dẫn để khiến mọi thứ trở lại yên bình.

Khi nhà chính là vương quốc

Nhiệm vụ tiên quyết của mọi người là giữ gìn trật tự. Giờ đây khi mỗi vật dụng đều đã có vị trí riêng, hãy đảm bảo rằng chúng sẽ luôn luôn nằm đúng chỗ. Hãy cẩn trọng với các vị trí như bàn, mặt quầy, sàn nhà - những điểm nóng dễ rơi vào tình trạng lộn xộn.

Bất cứ khi nào bạn bắt gặp một món đồ đi lạc, hãy giúp nó quay về chốn cũ. Phải đảm bảo rằng các thành viên khác trong nhà cũng đều biết cất đồ đúng chỗ. Dán nhãn cho từng nơi cất đồ (ví dụ, chỗ dành cho bát đĩa, dập ghim, tài liệu nhà trường...) cũng tăng thêm hiệu quả.

Khi mọi thứ bắt đầu vượt khỏi vòng kiểm soát, hãy sắp đặt lại: Trả không gian về trạng thái nguyên vẹn ban đầu. Nói cách khác là gom tất cả những đồ nằm không đúng chỗ lại và đem bỏ đi.

Làm như vậy mỗi tối hoặc mỗi tuần để tránh xa khỏi tình trạng mất trật tự. Kéo cả gia đình vào cuộc, mỗi người chịu trách nhiệm về đồ cá nhân của mình.

Nhiệm vụ thứ hai của bạn là kiểm soát đầu vào. “Vương quốc” nhà rất dễ bị xâm lược bởi đủ thứ quà tặng, thư rác, đồ tặng kèm, đồ giảm giá và nhiều thứ khác nữa cứ lũ lượt tràn vào, và vì thế cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt.

Phải đặc biệt cảnh giác trong các giai đoạn cao điểm như kỳ nghỉ lễ và đợt giảm giá cuối mùa; những lúc mà hệ thống phòng ngự của chúng ta bị suy giảm còn cửa nẻo lại mở toang. Hãy chú ý đến mọi món đồ đi vào nhà bạn.

Bí quyết giữ cho ngôi nhà không bị ngập trong đồ đạc

Mọi thành viên trong nhà đều cần có ý thức về việc kiểm soát đồ đạc. Ảnh: Nytimes.

Hạn chế đầu vào

Càng hạn chế đầu vào bao nhiêu thì càng dễ kiểm soát bấy nhiêu. Trên hết, mua sắm ít thôi. Trước khi cất thứ gì đó đi, hãy ngừng lại một chút và tự hỏi liệu mình có thực sự muốn có nó trong nhà hay không. Liệu nó sẽ làm cuộc sống của bạn nặng nề thêm hay nhẹ nhàng hơn?

Nếu đem về thứ gì mới, hãy duy trì trạng thái cân bằng bằng cách trao đổi tương đương: Đổi sách lấy sách, giày lấy giày, ghế với ghế. Cố hết sức để không thêm bất cứ gánh nặng nào cho căn nhà.

Cuối cùng, đặt ra bộ luật “Sống nhẹ”: Tước vương miện của chủ nghĩa tiêu thụ, đặt những giá trị cốt lõi như tính cộng đồng, tính sáng tạo, tính rộng lượng và tính bền vững vào trung tâm của cuộc sống gia đình. Thay vì dành thời gian rảnh cho việc mua sắm, hãy tham gia tình nguyện hoặc viết sách.

Dạy con trẻ về niềm vui của việc cho đi thay vì nhận lại. Chú ý để không thải ra nhiều rác hoặc gây nguy hại cho môi trường. Bỏ công sức tìm kiếm thêm đồng minh.

Nếu bạn khiến cho vợ/ chồng, con cái, cha mẹ mình trở nên hứng thú với lối sống tối giản thì còn gì bằng. Có lẽ mẹ bạn sẽ không còn nuông chiều bọn trẻ bằng vật chất nữa, và bạn thân của bạn sẽ tìm được cho bạn những món quà phù hợp hơn.

Thay vì lên lớp dạy dỗ, hãy chia sẻ với những người xung quanh niềm hạnh phúc mà bạn có được khi sống nhẹ nhàng hơn. Thiết lập một trật tự mới trong nhà - ưu tiên không gian so với đồ đạc, con người so với tài sản - và sự thanh bình sẽ ngự trị khắp vương quốc.

Trích "Nhẹ bẫng - Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫng".

Theo Zing

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?