Quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy từng gây nhiều tranh cãi có hiệu lực từ năm 2016, nay được Bộ Công an để xuất bỏ và chỉ bắt buộc với xe từ 10 chỗ trở lên.
Lực lượng chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy trên ôtô - Ảnh: D. TẤN
Đề xuất trên được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo lần 2 thông tư hướng dẫn về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Dự thảo được Bộ Công an đăng tải công khai để lấy ý kiến trong 2 tháng.
Khác biệt lớn nhất của dự thảo này với thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26-10-2015 của Bộ trưởng Bộ Công an là đề xuất bỏ quy định bắt buộc xe 4 chỗ phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.
Theo dự thảo, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Bộ Công an đề xuất quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên và các phương tiện khác đã quy định trong thông tư 57.
Theo Bộ Công an, đề xuất bỏ quy định bắt buộc có bình cứu hỏa với xe từ 4 chỗ là để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật phòng cháy chữa cháy bộ đang xây dựng, dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.
Cục Cảnh sát giao thông được giao trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ.
Thông tư 57 của Bộ Công an quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình cứu hỏa có hiệu lực từ năm 2016. Trường hợp tài xế không trang bị phương tiện phòng cháy theo quy định sẽ bị phạt 300.000-500.000 đồng
Thời điểm đó đã có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc quy định có khả thi hay không.
Thực tế nhiều chủ ôtô cho biết phải mua bình chữa cháy lắp đối phó với cơ quan chức năng, nhưng cũng lo lắng về xuất xứ của bình chữa cháy. Đã có vụ việc bình chữa cháy để trong ôtô phát nổ.
Tham gia phiên toà giả định, hơn 1.100 học sinh Trường THCS Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.
Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện Trần Khắc Đức tham gia tổ chức phản động lưu vong “Tập hợp dân chủ đa nguyên” và đã làm việc, khuyến cáo, răn đe nhiều lần.
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật để phục vụ người dân và doanh nghiệp, phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Các hoạt động góp phần phát huy tính tự giác học tập, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn Hà Tĩnh.
Anh Dương Quyết Chiến (xã Hộ Độ, Lộc Hà) hỏi: Trường hợp nuôi cá lồng bè trên sông gây cản trở giao thông đường thủy thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh đã trao giải cho 4 tập thể và 21 cá nhân đạt thành tích cao trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông”.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 2 tài xế hơn 80 triệu đồng, do vi phạm nồng độ cồn, điều khiển xe lưu thông nhưng trong cơ thể có chất ma túy.
Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” vừa có quyết định công nhận kết quả và trao giải cuộc thi cho các tập thể, cá nhân.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Hà Tĩnh đã chủ động lựa chọn hoạt động phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật cho cán bộ, Nhân dân.
Phiên toà giả định do TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng cùng trú tại xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà về hành vi trộm cắp tài sản.
Sau gần 2 tuần triển khai, việc thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) qua ứng dụng VNeID tại Hà Tĩnh (từ 22/10/2024-30/6/2025) đã được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ.
Các học viên đã được thông tin đầy đủ các quy định liên quan đến phòng cháy, chữa cháy đối với các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ.
Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.
Anh Trương Văn Thái (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển thì bị xử phạt như thế nào?
Thông qua phiên tòa giả định giúp các em học sinh Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông, góp phần hạn chế các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.
Bất ngờ nhận được 300 triệu đồng vào tài khoản, một công dân ở xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã liên hệ với cơ quan công an để tìm cách trả lại người chuyển khoản nhầm.
Các cơ quan tiến hành tố tụng tại Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp, thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý (TGPL); đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp, giúp hoạt động tố tụng diễn ra khách quan, toàn diện.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 3 tài xế hơn 100 triệu đồng, do vi phạm nồng độ cồn, điều khiển xe lưu thông nhưng trong cơ thể có chất ma túy.
Trong 6 tuần thi đã hoàn thành, Hà Tĩnh luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về số người dự thi Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”, trong đó có nhiều thí sinh đạt giải cao.
Xét xử sơ thẩm vụ án "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước," Hội đồng xét xử tuyên phạt Đường Văn Thái 12 năm tù giam, quản chế 3 năm.
Chỉ trong 3 ngày, cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện, thu giữ 1.078 viên kim cương, trị giá hàng chục tỷ đồng, do người nước ngoài vận chuyển trái phép qua sân bay Tân Sơn Nhất.
Hội đồng Xét xử khẳng định đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm xáo trộn an ninh công cộng và vi phạm trật tự quản lý về phòng cháy chữa cháy.