Bộ Công thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ này kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Văn bản Bộ Công thương nêu rõ, do chưa có chính sách quản lý nên đơn vị nhập khẩu thuốc lá ở Việt Nam là Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa thực hiện việc nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử vào Việt Nam. Hiện đang có khoảng trống pháp lý trong việc quản lý loại hình sản phẩm mới này, trong khi đó tình hình buôn lậu và sử dụng sản phẩm này rất phức tạp, chế tài xử lý chưa đủ mạnh.

Do chưa có quy định cụ thể nên các lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính, xử phạt tối đa 50 triệu đồng với cá nhân và 100 triệu đồng với tổ chức. Cùng đó, chưa có chế tài xử lý mạnh như xử lý hình sự tương tự như hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu là hàng cấm. Trong khi, hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu với số lượng 1.500 bao có thể xử phạt hình sự theo quy định.

Bộ Công thương đã có chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Từ năm 2020 đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra hơn 8.000 vụ, xử lý hàng trăm nghìn bao thuốc nhập lậu. Trong đó, xử lý hơn 10 nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, thu nộp ngân sách nhiều tỷ đồng. Qua kiểm tra, kiểm soát, lực lượng chức năng cũng phát hiện các sản phẩm thuốc lá điện tử đều là nhập lậu, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ.

Bộ Công thương cũng cho biết, đã có 2 văn bản báo cáo Chính phủ về xây dựng chính sách quản lý với các loại hình thuốc lá thế hệ mới. Bộ dự kiến sẽ đưa mặt hàng thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của nghị định thay thế Nghị định số 67/2013 về kinh doanh thuốc lá để có hình thức quản lý phù hợp.

Trong nhiều năm qua, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán trên thị trường và mạng internet. Do chưa có biện pháp quản lý và chế tài xử lý đủ mạnh nên các hoạt động kinh doanh, quảng cáo tự phát tràn lan, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và các hệ luỵ khác đối với xã hội, bên cạnh việc nhà nước không thu được các nguồn thu thuế cho ngân sách.

Bộ Công thương kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuốc lá điện tử đồng thời kiến nghị giao Bộ Y tế nghiên cứu và đề xuất chính sách quản lý phù hợp trên cơ sở đánh giá tác động của loại hình sản phẩm mới này với sức khỏe người tiêu dùng.

Về nội dung này, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, Bộ đã đề xuất chính sách quản lý các loại hình sản phẩm mới này theo hướng chỉ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm việc sản xuất, nhập khẩu và lưu thông thuốc lá làm nóng như sản phẩm thuốc lá trong thời gian 2 năm theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Đối với thuốc lá điện tử, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý thí điểm đối với thuốc lá điện tử trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

“Đối với quan điểm của Bộ Y tế về việc cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, Bộ Công Thương cho rằng Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá một cách có cơ sở khoa học đối với tác hại của các loại sản phẩm này tới sức khỏe người sử dụng. Trường hợp các sản phẩm này có tác hại tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân”, ông Ngô Khải Hoàn cho biết.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?