Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không độc quyền sách giáo khoa ​

Báo cáo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát và chất vấn vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) gửi đến Quốc hội. Đáng lưu ý, Báo cáo nêu rõ, không có việc Bộ “độc quyền sách giáo khoa”. Riêng bộ sách giáo khoa lớp 1 sẽ được phê duyệt, cho phép sử dụng trước tháng 12-2019 để kịp in ấn, phục vụ năm học 2020-2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không độc quyền sách giáo khoa ​

Ký ban hành báo cáo này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong một số phiên thảo luận, chất vấn gần đây, vấn đề sách giáo khoa với nhiều biểu hiện độc quyền, gây lãng phí lớn cho xã hội đã từng làm nóng nghị trường.

Bộ này đã ban hành kế hoạch biên soạn một bộ sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, tăng cường thời gian hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội.

Đặc biệt, nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân và rèn luyện kỹ năng sống được chú trọng nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại; góp phần hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân, phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật…

Lộ trình áp dụng chương trình mới được xác định như sau: năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Vẫn theo Báo cáo, Bộ cũng đã đề xuất phương án giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, in và phát hành sách giáo khoa, đã tính đến phương án tổ chức tuyển chọn một hãng tư vấn (nhà xuất bản) biên soạn bản thảo và biên tập, hoàn thiện bản mẫu một bộ sách giáo khoa nhưng cả hai phương án đều không thực hiện được, do vướng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và của Ngân hàng Thế giới.

Vì vậy, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện phương án tuyển chọn tác giả và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa tại báo cáo số 160 ngày 5-3-2019.

Đây cũng là phương án đã thiết kế trong sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2445/QĐ-BGDĐT ngày 19-7-2016 trên cơ sở thống nhất với Ngân hàng Thế giới và các bộ, ban, ngành có liên quan.

Theo phương án này, Bộ đã xây dựng các gói thầu tuyển chọn chủ biên, tác giả và biên tập viên để tổ chức biên soạn sách giáo khoa. Mặc dù vậy, phương án tuyển chọn tác giả biên soạn một bộ sách giáo khoa cũng không thực hiện được, do không đủ ứng viên tham gia.

Bộ trưởng lý giải, hầu hết tác giả sách giáo khoa đã ký hợp đồng với một số nhà xuất bản và bắt đầu tổ chức biên soạn sách giáo khoa từ đầu năm 2018, khi dự thảo chương trình giáo dục phổ thông được công bố trên mạng để xin ý kiến rộng rãi; các biên tập viên sách giáo khoa có giấy phép hành nghề cũng đang thuộc biên chế hoặc hợp đồng với các nhà xuất bản nên không được phép dự tuyển tự do.

Do đó, Bộ GD-ĐT đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện tổ chức việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa không sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm chất lượng, tiến độ, không độc quyền, đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự theo các lớp của mỗi cấp học, trong đó lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022, lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 – 2023.

Đồng thời, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa sẽ được thành lập, tiến hành thẩm định bản mẫu sách giáo khoa của các nhà xuất bản gửi về Bộ GD-ĐT.

Sau khi tổ chức thẩm định, Bộ này chỉ đạo và hỗ trợ các nhà xuất bản trong quá trình hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa, bảo đảm có ít nhất một bộ sách giáo khoa đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục được phê duyệt, cho phép sử dụng.

Đối với sách giáo khoa lớp 1, thời gian bắt đầu tổ chức thẩm định từ tháng 6-2019; tiếp tục chỉnh sửa, thực nghiệm, hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa, thẩm định lại theo quy định để được phê duyệt, cho phép sử dụng trước tháng 12-2019, kịp thời tổ chức in, phát hành phục vụ năm học 2020-2021.

Bộ cũng ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa để các địa phương chỉ đạo, tổ chức việc lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm công khai, minh bạch, tránh độc quyền.

Theo SGGP

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.