Bỏ yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp từng hạng đối với giảng viên

Theo Thông tư vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ ngày 19/4 sẽ không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cho từng hạng như trước đây.

Ngày 4/3, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 4 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư 04).

Bỏ yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp từng hạng đối với giảng viên

Giảng viên sẽ được giảm một số loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Theo Thông tư này, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên các trường ĐH đối với tất cả các hạng (I, II, III) không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng như trước đây, mà thay vào đó, Thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm hoặc theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Thông tư cũng quy định viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm. Đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên đại học quy định tại Thông tư này.

Tương tự, Thông tư 04 cũng Quy định điều kiện chuyển tiếp đối với viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Thông tư này, tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

Theo VNN

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.