Cả tin chuyển “lệ phí” vay tiền qua mạng, 11 người bị lừa gần 200 triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Chiếm đoạt được tài sản quá dễ dàng từ lừa đảo qua mạng cho vay tiền với lãi suất thấp, Nguyễn Đình Dương (SN 1999, trú huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) cùng đồng phạm liên tiếp gây ra hành vi phạm tội và bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên tổng mức hình phạt 105 tháng tù.

Theo giấy triệu tập được Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh gửi đến, ngày 20/9, Nguyễn Đình Dương phải có mặt tại hội trường xét xử trong vai trò... bị cáo, bởi tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hơn 1 giờ đồng hồ chờ đợi Hội đồng xét xử bước vào hội trường, khoảng thời gian ấy với Dương chưa bao giờ dài đến thế. Bị cáo không giấu được vẻ lo sợ. 3 đồng phạm khác của Dương trong vụ án cũng có mặt từ sớm. Các bị cáo tuổi đời từ 22 - 24, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, Hà Nam.

Cả tin chuyển lệ phí vay tiền qua mạng, 11 người bị lừa gần 200 triệu đồng

Nguyễn Đình Dương (thứ 2 từ phải sang) và 3 đồng phạm.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, do cần tiền tiêu xài, từ tháng 11 - 12/2022, Nguyễn Đình Dương cùng đồng bọn đã đưa ra thông tin gian dối cho vay tiền online không cần thế chấp, lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn, giải ngân tiền vay đến tài khoản của khách. Sau đó, các đối tượng yêu cầu người vay tiền chuyển các khoản tiền phí làm hồ sơ, bảo hiểm khoản vay, giải ngân nhanh để lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền gần 200 triệu đồng của 11 bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.

Kết quả điều tra cho thấy, Nguyễn Đình Dương đã thực hiện hành vi lừa đảo đối với 10 bị hại, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 194 triệu đồng; các bị cáo còn lại lừa đảo 2 bị hại, chiếm đoạt tổng số tiền từ 23 - 44 triệu đồng.

Cả tin chuyển lệ phí vay tiền qua mạng, 11 người bị lừa gần 200 triệu đồng

Đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng.

Nghe đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh vai trò, mức độ phạm tội của bản thân, Dương lo lắng, sợ hãi. Bị cáo thừa nhận, bản thân là người bán hàng online nên qua tìm hiểu trên Facebook, biết cách thức thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác bằng việc đưa ra các thông tin gian dối về vay tiền online. Bên cạnh đó, dù biết rất rõ đồng phạm mượn tài khoản ngân hàng của mình để nhận tiền lừa đảo nhưng Dương vẫn đồng ý tiếp tay.

Nguyễn Đình Dương thừa nhận, bản thân còn trẻ tuổi, có việc làm, có thu nhập nhưng do suy nghĩ nông nổi, do lòng tham nên đã thực hiện hành vi phạm tội. “Sự nhẹ dạ, cả tin của bị hại cùng món hời trước mắt đã khiến bị cáo gây ra hành vi sai trái. Việc chiếm đoạt được tiền quá dễ dàng cũng là nguyên nhân bị cáo tiếp tục lừa đảo thêm nhiều lần khác” - Nguyễn Đình Dương trình bày.

Bằng thái độ chân thành, hối lỗi, cả Nguyễn Đình Dương cùng 3 bị cáo đã gửi lời xin lỗi đến các bị hại. Đặc biệt, với Dương, đây là lần thứ 2 bị cáo đứng trước hội đồng xét xử (trước đó, đối tượng bị TAND huyện Ứng Hòa - TP Hà Nội xử phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Chống người thi hành công vụ” khi cố gắng vượt qua chốt kiểm soát dịch COVID-19).

Cả tin chuyển lệ phí vay tiền qua mạng, 11 người bị lừa gần 200 triệu đồng

Toàn cảnh phiên xử.

Hành vi phạm tội của các bị cáo đã rất rõ ràng và cả 4 sẽ phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật. Tuy nhiên, trong vụ án này, lỗi xuất phát một phần từ sự nhẹ dạ cả tin của bị hại. Mọi giao dịch chỉ thực hiện qua mạng, qua điện thoại nhưng lại dễ dàng chuyển số tiền lớn cho người khác. Vụ án là minh chứng rõ nét nhất nhằm cảnh báo người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác và cẩn trọng trong việc xác thực thông tin khi giao dịch tiền qua mạng, tránh tiền mất, tật mang.

Sau khi cân nhắc, xem xét yếu tố trong vụ án, TAND tỉnh xử phạt Nguyễn Đình Dương 4 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp với bản án 9 tháng tù do TAND huyện Ứng Hòa xử phạt trước đó, buộc bị cáo thi hành 57 tháng tù. 3 đồng phạm của Dương lĩnh mức án từ 12 tháng tù cho hưởng án treo tới 18 tháng tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Chủ đề Tòa tuyên án

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.