Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng đề nghị các mô hình “Dân vận khéo” cần đảm bảo hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân, tạo tính lan tỏa và nhân rộng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền chủ trì hội nghị.

Chiều 19/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền chủ trì hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Cùng dự hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, Bí thư Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh Nguyễn Đình Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, đại diện lãnh đạo một số đơn vị, địa phương.

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị.

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Hội nghị diễn ra trong 1 buổi.

Năm 2021, cấp ủy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai thực hiện khá hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước.

Các nội dung, lĩnh vực trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã bám sát yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của từng địa phương, đơn vị.

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền báo cáo kết quả hoạt động thời gian qua.

Trong năm, toàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được hơn 1.800 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục khơi dậy và phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; trong đoàn kết vượt qua những khó khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Trong năm, các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về thực hiện dân chủ cơ sở. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực gắn với triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” ngày càng được cụ thể hóa.

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Ông Nguyễn Thăng Long - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Hồng Lĩnh chia sẻ kinh nghiệm mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2022, phong trào “Dân vận khéo” tiếp tục thực hiện gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua yêu nước đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn. Việc xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh gắn với nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19.

Tăng cường nắm bắt, theo dõi tình hình Nhân dân và dư luận xã hội; thực hiện tốt công tác tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân theo quy định. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp.

Tại hội nghị, đại biểu đã thảo luận các giải pháp triển khai hiệu quả phong trào “Dân vận khéo”, thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện hiệu quả công tác tôn giáo trong thời gian tới.

Các mô hình “Dân vận khéo” cần hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị các địa phương, đơn vị cần tiếp tục xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực khó như xây dựng đảng, hệ thống chính trị, cải cách hành chính...

Các mô hình cần đảm bảo hiệu quả, thiết thực với lợi ích của Nhân dân, tạo tính lan tỏa và nhân rộng, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà.

Địa phương, đơn vị cần nắm chắc các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh để việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tiếp tục đi vào chiều sâu; tăng cường đối thoại với Nhân dân; tập trung giải quyết các vấn đề nổi cộm, đơn thư khiếu nại; tăng cường giám sát, phản biện xã hội; siết chặt kỷ luật, kỷ cương...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu các địa phương nắm chắc tình hình cơ sở, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tôn giáo, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo...

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.