Các xét nghiệm quan trọng trong độ tuổi 20 - 30

Đi khám bác sĩ có thể là điều cuối cùng trong tâm trí của bạn, nhưng khi bạn ở độ tuổi 20 - 30, các xét nghiệm sàng lọc và lối sống phù hợp có thể giúp bạn khỏe mạnh trong tương lai lâu dài.

Bắt đầu ở độ tuổi 20 và 30, bạn có thể tiến hành một số xét nghiệm đơn giản để phát hiện sớm các vấn đề có thể đe dọa, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Dưới đây là danh sách các xét nghiệm y khoa cơ bản bạn cần. Lưu ý rằng bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung dựa trên hồ sơ sức khỏe từng cá nhân.

Bước lên cân

Tất cả chúng ta đều ghét làm điều này, nhưng trọng lượng - đúng hơn là tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến bạn gặp nhiều nguy cơ cao mắc phải một số bệnh sau này trong cuộc sống, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường typ II.

Các xét nghiệm quan trọng trong độ tuổi 20 - 30

Thừa cân béo phì sẽ khiến bạn gặp nhiều nguy cơ cao mắc phải một số bệnh sau này trong cuộc sống

Huyết áp

Thật đơn giản, đây là một xét nghiệm không xâm lấn, rẻ tiền và nhanh chóng. Trái tim của bạn và các loại động mạch, não, mắt và thận sẽ cảm ơn bạn trong tương lai. Kiểm tra huyết áp của bạn sau mỗi 2 năm nếu nó bình thường (thấp hơn 120/80). Nếu nó cao, hoặc bạn có nguy cơ bị huyết áp cao, bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn và kiểm tra sàng lọc bệnh đái tháo đường.

Mỗi năm vào sinh nhật của mình, hãy tặng cho bản thân một món quà.Lên lịch đến thăm nha sĩ và hẹn bác sĩ để xem xét và thực hiện các xét nghiệm quan trọng.Với khoản đầu tư một hoặc hai giờ, bạn có thể thêm nhiều năm mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống của mình.Trước cuộc hẹn với bác sĩ, hãy lập một danh sách các câu hỏi, chẳng hạn như: Phương pháp tránh thai nào phù hợp? Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là gì?Tôi cần những loại vắcxin nào?

“Hồ sơ” cholesterol

Bạn phải lấy máu để xét nghiệm cholesterol, nhưng các kết quả xét nghiệm rất đáng giá.Mọi người từ 20 tuổi trở lên nên biết nồng độ cholesterol của bản thân và kiểm tra ít nhất bốn đến sáu năm một lần.

Khám vùng chậu và PAP

Đây là xét nghiệm “chuyên biệt” dành cho phụ nữ.Vào độ tuổi 20 - 30, người phụ nữ cần biết hai loại xét nghiệm y khoa này - kiểm tra vùng chậu và PAP SMEAR.

Chỉ chừng 10 phút khó chịu nhẹ vì xét nghiệm vùng chậu, nhưng “lợi tức” người phụ nữ có thể nhận được là bảo vệ bản thân khỏi bệnh ung thư và các bệnh có thể gây vô sinh.

Xét nghiệm sàng lọc PAP (phết tế bào cổ tử cung, một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ) nên bắt đầu ở tuổi 21; sau đó nên kiểm tra định kỳ ba năm một lần đối với phụ nữ 21- 65 tuổi.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nếu có xét nghiệm PAP bình thường kết hợp với xét nghiệm HPV (virus gây u nhú ở người) âm tính, việc sàng lọc có thể được thực hiện sau mỗi năm năm.

Những phụ nữ đã có quan hệ tình dục từ 24 tuổi trở xuống cũng cần phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh lậu, trichomonas, chlamydia, giang mai, viêm gan B và sàng lọc HIV mỗi năm.

Kiểm tra đôi mắt

Bạn có thể chưa xem xét điều này, nhưng tại một số thời điểm trước khi bạn 40 tuổi, hãy đến một bác sĩ chuyên khoa chăm sóc mắt để khám.Đi thường xuyên hơn nếu bạn có vấn đề về thị lực.

Các xét nghiệm quan trọng trong độ tuổi 20 - 30

Kiểm tra lịch tiêm chủng

Hãy luôn cập nhật các loại chủng ngừa mà bạn có thể cần ở độ tuổi này như xét nghiệm viêm gan và chích ngừa viêm gan, cúm, thủy đậu - rubella…

Tập thể dục và dinh dưỡng lành mạnh

Bỏ qua các món chiên và chất béo, và cố gắng tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày.Ăn đúng và sống năng động là những món quà vô cùng quý giá nhưng lại dễ dàng dành tặng cho bản thân nhất.

Nếu bạn thiết lập những thói quen này vào lúc này, lợi ích sẽ kéo dài suốt đời.

Và nếu bạn có kế hoạch sinh con vào một ngày nào đó, nên uống vitamin tổng hợp và axit folic với từ 400 đến 800 microgam mỗi ngày. Bắt đầu dùng axit folic ít nhất 1 tháng trước khi bạn có kế hoạch mang thai, và duy trì nó trong ba tháng đầu thai kỳ.

Nắm rõ tiền sử sức khỏe gia đình

Có phải chị gái, mẹ hoặc bà của bạn bị ung thư vú hoặc bệnh tim mạch trước khi họ 50 tuổi? Bệnh đái tháo đường có “chạy” trong gia đình không?Đây là những câu hỏi quan trọng giúp bác sĩ tìm ra những rủi ro sức khỏe của chính bạn.

Theo BS. Lương Công Minh/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?