Nhiều vụ tai nạn xảy ra do nổ lốp ô tô (Ảnh minh họa: KT) |
Nguyên nhân gây ra nổ lốp ô tô
Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp ô tô khi xe đang chạy, tuy nhiên trong đó có hai lý do chính thường gây ra.
Có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.
Có thể là do áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn...
Ngoài ra, lốp ô tô không đủ căng cũng là một trong những lỗi mà người lái xe hay mắc phải chính là việc lốp ô tô không đủ căng. Nếu không có áp suất không khí thích hợp, các thành phần bên trong của lốp ô tô – vải, sắt thép, cao su và vật liệu tổng hợp – sẽ vượt quá giới hạn thiết kế của chúng. Nếu không có áp suất không khí thích hợp, phần bên trong của lốp sẽ bị uống cong quá mức, suy yếu và cuối cùng bị nổ.
Việc chở quá nặng hoặc quá trọng tải cho phép của lốp ô tô chịu được cũng có thể kiến lốp bị hỏng hoàn toàn.
Áp suất không đạt chuẩn là một trong những lí do khiến ô tô bị nổ lốp (Ảnh minh họa: KT) |
Việc chở quá nặng hoặc quá trọng tải cho phép của lốp ô tô chịu được cũng có thể kiến lốp bị hỏng hoàn toàn. Chỉ vì chiếc xe bán tải có thể chịu được tải trọng đầy đủ không có nghĩa là lốp ô tô có thể chở được trọng lượng đó, đặc biệt là nếu chúng đang không đủ căng.
Bài học "thuộc lòng" của các tài xế
Xe đang vận hành mà bị nổ lốp là cực kì nguy hiểm, đặc biệt khi không may bị nổ lốp trước, hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều... Để tránh xảy ra tai nạn, ngoài việc lưu ý đề phòng các nguyên nhân nêu trên, lái xe cần lưu ý thêm một số điều sau:
Lốp dùng cho bánh trước phải có chất lượng tốt nhất trong xe của bạn (trên 65%). Hai lốp này cùng một kích thước và mòn đều nhau, lắp đúng chiều hoa, răng của nó. Nếu thấy gai mòn không đều nhau thì phải đi cân chỉnh tay lái hoặc đảo lốp. Khi đi trên đường, nếu phát hiện một lốp trước hỏng thì không nên dùng lốp sơ cua để thay thế mà phải chọn chiếc tốt nhất trong xe mình, dù phải tháo từ bánh sau.
Điều đơn giản và quan trọng nhất khi đó là kiểm soát nỗi sợ hãi và làm theo những bước sau:
Giữ bình tĩnh: phớt lờ bản năng khiến bạn đạp phanh hoặc giật vô-lăng.
Từ từ tăng tốc để giữ kiểm soát xe. Giữ xe chạy thẳng. Giữ chắc tay lái bằng cả 2 tay và ở vị trí 10 h và 2 h để tránh mất lái.
Giảm tốc độ từ từ.
Để xe chạy theo quán tính.
Nhẹ nhàng đạp phanh khi xe xuống đến vận tốc khoảng 48 km/h.
Bật xi-nhan phải. Nếu có thể, không bao giờ dừng xe bên lề trái vì đó là nơi vô cùng nguy hiểm.
Xuống xe, và thở phào nhẹ nhõm vì đã an toàn vượt qua nguy hiểm.