Cảnh giác với chứng rối loạn tâm thần ở thanh, thiếu niên

Thời gian này, học sinh lớp 9 và lớp 12 đang dốc sức ôn tập chuẩn bị bước vào kỳ thi chuyển cấp lên Trung học phổ thông và Kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH năm 2018. Áp lực học tập, thi cử luôn khiến các em căng thẳng tinh thần.

Giai đoạn này, học sinh cũng dễ gặp các rối loạn tâm thần nên cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

Rối loạn tâm thần là tình trạng bất thường của tâm trí. Cụ thể, người có rối loạn tâm thần thường khó phân biệt giữa những gì là thật và những gì là không thật trong cuộc sống. Rối loạn tâm thần thường xuất hiện lần đầu giai đoạn muộn của tuổi thanh thiếu niên hoặc ở lứa tuổi 20. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần được các nhà tâm thần học khuyến cáo cần hỗ trợ tâm lý và điều trị sớm.

canh giac voi chung roi loan tam than o thanh thieu nien

Áp lực học tập, thi cử là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên (ảnh có tính minh họa).

Rối loạn tâm thần có tỷ lệ cao ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trong mặt bằng chung của dân số, rối loạn tâm thần có tỷ lệ khoảng 3/100 người. Nó xảy ra ở cả nam giới, nữ giới và trên tất cả các nền văn hóa cũng như các tầng lớp xã hội. Thông thường khi nói đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh nhân trong vòng 12 tháng sau chẩn đoán, người ta thường nghĩ đến các căn bệnh về ung thư. Tuy nhiên, những người trẻ mắc các rối loạn tâm thần giai đoạn đầu, sau chẩn đoán nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong của những người này so với những người bình thường cũng rất cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tự sát là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, sự cố y khoa và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hầu hết những người tự sát là do bệnh lý tâm thần, đặc biệt có một tỷ lệ cao ở những người trẻ được chẩn đoán rối loạn tâm thần giai đoạn đầu.

Một số biểu hiện điển hình của rối loạn tâm thần là thay đổi cảm xúc, mất niềm tin vào cuộc sống, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi... Và cũng có rất nhiều loại bệnh lý rối loạn tâm thần: Tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách...

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm thần là sự cô lập về cảm xúc, thanh thiếu niên lựa chọn không chia sẻ cảm xúc với ai; sử dụng quá nhiều internet; gia đình quá nghiêm khắc, kỳ vọng cao của cha mẹ, áp lực học tập, thiếu sự hỗ trợ, bị bắt nạt, sống xa gia đình...

Rối loạn tâm thần có thể hồi phục

Với những người trải qua giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần thường rất đáng sợ, khó hiểu và gây phiền toái cho cả người bệnh và người thân của họ. Vì đây là lần đầu tiên nên cả người bệnh và những người thân của họ đều tỏ ra bối rối. Đôi khi sự thiếu hiểu biết và những suy nghĩ tiêu cực và quan niệm sai lầm của người nhà bệnh nhân liên quan đến bệnh rối loạn tâm thần có thể làm tăng thêm sự đau khổ và đôi khi là cái chết cho người bệnh. Thậm chí nhiều gia đình còn giấu kín và không đưa người thân bị rối loạn tâm thần đến các cơ sở điều trị bệnh tâm thần để khám và điều tri. Các bác sĩ tâm thần và các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người mắc bệnh rối loạn tâm thần có thể điều trị. Nhiều người có thể hồi phục sau giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần và không bao giờ trải qua một cơn bệnh tâm thần nào khác.

Quan tâm, phát hiện và chữa trị kịp thời

Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia và Viện Y tế Quốc gia Mỹ mới đây cho thấy những người trẻ tuổi đã từng trải qua những triệu chứng rối loạn tâm thần giai đoạn đầu mà không được chăm sóc y tế có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với người bình thường trong cùng độ tuổi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về khoảng 5.000 người trong độ tuổi 16-30 đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Trong vòng 12 tháng đầu sau chẩn đoán, những người này có tỷ lệ theo dõi của các bác sĩ thấp cũng như việc hạn chế trong việc dùng thuốc chống loạn thần và điều trị tâm lý. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhóm này có tỷ lệ tử vong cao hơn ít nhất 24 lần so với những người cùng độ tuổi...

Nghiên cứu này là một lời cảnh báo cho chúng ta biết rằng những người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần cần được hỗ trợ về mặt lâm sàng và tâm lý xã hội một cách sâu sắc, sớm nhất và kịp thời nhất để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra cho người bệnh cũng như gia đình của họ.

Lời khuyên của thầy thuốcKhi thấy người thân có biểu hiện bất thường trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc, những thay đổi về cảm xúc, hành vi, tư duy, tri giác... cần đưa họ đi khám và điều trị kịp thời để bệnh chóng ổn định. Tránh việc ngại ngùng, che giấu. Khi được chẩn đoán có rối loạn tâm thần cần điều trị tích cực, không nên đi cúng, đi lễ hoặc nghe theo lời mách bảo phản khoa học... nếu không được điều trị, chứng rối loạn tâm thần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và chất lượng sống của người bệnh và gia đình.

Theo SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?