Vướng dự án sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 281 khiến kế hoạch cấp nước sạch cho 6 xã vùng hạ Can Lộc và Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị chững lại. Hiện nay, chủ đầu tư dự án đang nỗ lực khắc phục để kịp thời vận hành hệ thống.
Bất ngờ khi chỉ số nước sạch sử dụng trong tháng 8/2023 của gia đình tăng vọt lên 562m3, một hộ dân tại TP Hà Tĩnh đã đưa đồng hồ nước đi giám định và được cơ quan chuyên môn kết luận thiết bị đó không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường...
Hiện nay, các hồ chứa lớn như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Tuy, Ngàn Trươi đã đồng loạt mở nước để phục vụ gieo cấy lúa xuân trên địa bàn Hà Tĩnh (tập trung xuống giống từ ngày 10/1 - 8/2/2023).
Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) Hà Tĩnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước cho hàng nghìn hộ dân nông thôn.
Công suất của Nhà máy Nước Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 7.000m3/ngày, đêm nhưng hơn 10 năm qua, sản lượng tiêu thụ mới chỉ đạt hơn một nửa. Bởi vậy, phát triển và mở rộng mạng lưới khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của cơ sở này.
Nhiều người dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) phàn nàn về việc Trạm Cấp nước Lộc Hà (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tĩnh) gây khó dễ cho người có nhu cầu sử dụng mới.
Các dự án hạ tầng cấp nước nông thôn quan trọng đang được triển khai trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước cũng như mở rộng mạng lưới cấp nước cho người dân.
Nhiều công trình đầu tư hạ tầng cấp nước đang và sẽ triển khai sẽ giúp Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh phục vụ tốt nhu cầu sử dụng nước của người dân trong mùa nắng nóng năm nay.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, vận hành, quản lý, cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng, an toàn, liên tục.
Các đơn vị cấp nước tại Hà Tĩnh đang thực hiện "tổng kiểm tra” hạ tầng gắn với khắc phục khiếm khuyết nhằm cấp nước ổn định, liên tục, phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết.
Sau khi sáp nhập, 2 trạm cấp nước ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) tăng từ 950 khách hàng lên 1.100, đội ngũ lao động giảm từ 21 người xuống còn 13, thu nhập tăng...
Để đảm bảo nguồn nước an toàn, ổn định cho mùa nắng nóng sắp tới, các đơn vị cấp nước tại Hà Tĩnh đang tăng cường đầu tư hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh lao động (PCCN&ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Tháng cao điểm (tháng 10), công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động.
Việc điều chỉnh giá nước theo quyết định của UBND tỉnh không chỉ giúp Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh đảm bảo mức tăng trưởng mà còn phát triển mạnh mạng lưới khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Cứ vào dịp hè, người dân thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) lại thấp thỏm nỗi lo thiếu nước sạch. Dù chưa đến mức cạn kiệt nhưng nếu nắng nóng kéo dài, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt đang đến gần hơn bao giờ hết với 11.300 hộ khách hàng nơi đây.
Sau khoảng 4 năm triển khai, năm 2000, dự án đài cấp nước đặt trên đỉnh núi Nài (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu điều hòa áp lực lưu lượng, phục vụ cấp nước cho địa bàn TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ngay khi đi vào hoạt động, công trình đã bộc lộ những hạn chế. Hệ quả là sau hơn 15 năm, dự án để lại khối vật chất tiền tỷ “trơ gan cùng tuế nguyệt” trên đỉnh núi Nài.
Để kịp thời khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và dân sinh năm 2017, UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc tổ chức ra quân làm thủy lợi.