Câu chuyện về startup thành công
Vào thời điểm thị trường kinh doanh còn sơ khai và bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam mới tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 1-2007. Khi ấy chúng tôi (ban giám đốc công ty) cũng đang bắt đầu khởi nghiệp và thành lập công ty Cát Vạn Lợi. Với số vốn ít ỏi, nên chúng tôi chỉ tư duy làm kinh doanh ngắn hạn với mục tiêu lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu.
Sau vài năm kinh doanh, ban giám đốc công ty như chúng tôi đã có thêm lợi nhuận sau khi khởi nghiệp với số vốn ban đầu, mong muốn mở rộng phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn băn khoăn và tự hỏi rằng: Mục tiêu của doanh nhân như chúng tôi xây dựng công ty phải chăng chỉ để kiếm tiền? Tinh thần doanh nhân chỉ lấy tiền ra làm thước đo sự giàu có và thành công? Câu hỏi lớn đó cứ quanh quẩn mà chưa có lời giải đáp, sau những năm đầu kinh doanh khá thành công và xây dựng thương hiệu công ty Cát Vạn Lợi.
Hành trình thay đổi tư duy kinh doanh
Trong khoảng thời gian chúng tôi còn loay hoay tìm kiếm lời giải đáp cho doanh nghiệp, thì ban giám đốc công ty có cơ hội tham gia vào khóa học Keieijuku dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất do JICA tài trợ. Mục tiêu của khóa học là tìm hiểu cách vận hành, cũng như định hướng lối tư duy phát triển doanh nghiệp.
Khóa đào tạo Keieijuku dành cho doanh nhân làm chủ công nghiệp Việt Nam do JICA tài trợ
Sau khóa học, chúng tôi dần thay đổi nhận thức về cách vận hành sản xuất tạo ra các sản phẩm mang giá trị và lợi ích cho xã hội, qua đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và toàn thể ban giám đốc công ty đã bắt đầu hành trình xoay chuyển… áp dụng những kiến thức đã học vào doanh nghiệp, dù thành công cũng có và thất bại cũng nhiều trong khoảng thời gian sau đó.
Tuy nhiên gần 20 năm qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều quốc sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng cho đến hiện tại, nền sản xuất phụ trợ vẫn chưa phát triển và yếu kém. Con đường sản xuất công nghiệp phụ trợ quả thật rất chông gai và nhiều lúc chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn tưởng chừng như phải bỏ cuộc.
Bước ngoặc để thay đổi mô hình doanh nghiệp, đó chính là chúng tôi quyết định thành lập nhà máy sản xuất cơ khí phụ trợ ngành xây dựng cơ điện (M&E) đầu tiên (2016) và nhà máy thứ 2 (2022), nhằm góp phần hiện thực hóa khát vọng thay thế hàng nhập khẩu.
“Mọi cuộc hành trình bắt đầu từ những bước đi đầu tiên”
Con đường sản xuất công nghiệp phụ trợ rất chông gai, nhưng Cát Vạn Lợi đã vượt qua tất cả nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên. Doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, Cát Vạn Lợi cũng chú trọng mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Các sản phẩm của công ty Cát Vạn Lợi bao gồm: Ống thép luồn dây điện, Kim thu sét, Máng lưới và phụ kiện, Thanh Unistrut & Hệ treo giá đỡ cơ điện (MEP),… được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Myanmar, Campuchia, Philippines,… Ngoài ra, sản phẩm Cát Vạn Lợi có mặt tại nhiều công trình trọng điểm trong nước: Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Nhà máy sản xuất chíp điện tử Intel - TP.Hồ Chí Minh, Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong, Nhà máy lọc dầu Long Sơn, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất,… và hiện là nhà cung cấp chính cho hơn 20 nhà thầu Nhật Bản tại Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực mong muốn thay đổi và phát triển doanh nghiệp vững mạnh, với gần 20 năm hình thành và phát triển, Cát Vạn Lợi đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường vật tư cơ điện M&E, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Công Ty CP Sản Xuất Thiết Bị Điện Công Nghiệp Cát Vạn Lợi
Nhà máy: Lô F1.2 đường số 8, khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP.HCM, Hòa Phú, Củ Chi, TP.HCM
Văn phòng: Số 47, đường số 12, khu dân cư Cityland Park Hills, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3939
Chăm sóc khách hàng: 1900-5555-49
Website: https://www.catvanloi.com/
Email: [email protected]