Đường ven biển Nghệ An dự kiến hoàn thành quý III/2024, góp phần giảm tải cho quốc lộ 1, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điểm cuối của tuyến giao với cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, kết nối huyện Nghi Xuân và đường ven biển Hà Tĩnh.
Ấy là cái “tình nặng, nghĩa dày” của tình người quê mình với nhau, với quê hương, sông, biển. Khi người ta đã yêu, đã gắn bó với nhau, gắn bó với quê hương, với biển… gian nan, thử thách mô mà nỏ vượt qua...
Kiên cường, dũng cảm bám cầu, bám đường, giữ huyết mạch giao thông 2 miền Bắc - Nam thông suốt trong chiến tranh và khi đất nước thống nhất, ngành Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo nền tảng cho sự phát triển của tỉnh nhà.
Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là vùng đất “tam hợp”, một huyện phổng phao lưng tựa vào dãy núi trùng điệp Hồng Lĩnh, bên tả tựa vào dòng sông Lam ngăn ngắt xanh, bên hữu trông ra mênh mông Biển Đông sóng vỗ.
Việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng, đèn trang trí cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh góp phần đảm bảo ATGT, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH 2 tỉnh.
Thời gian qua, tình trạng người dân tự ý dừng, đậu xe trên cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh gây mất trật tự ATGT, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông.
Trong khi đa số bạn đọc phản đối việc dừng, đỗ xe trên cầu Cửa Hội nối huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với thị xã Cửa Lò (Nghệ An) để ngắm cảnh, chụp hình, một số người vẫn hồn nhiên ủng hộ hành động này, cho rằng “có gì mà căng”.
Là công trình tạo "đòn bẩy” cho sự phát triển kinh tế - xã hội 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tuy nhiên, cầu Cửa Hội hiện chưa được đầu tư lắp đặt hệ thống đèn trang trí và phần đường dẫn lên cầu phía Hà Tĩnh cũng chưa có điện chiếu sáng.
Thời gian gần đây, tình trạng người dân dừng, đỗ xe trên cầu Cửa Hội nối huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với TX Cửa Lò (Nghệ An) để câu cá diễn ra thường nhật, tiềm ẩn mất an toàn giao thông, mất mỹ quan ở khu vực này.
Trong số các trường hợp vi phạm luật giao thông trên cầu Cửa Hội bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh xử lý, có khá nhiều học sinh THCS, THPT huyện Nghi Xuân.
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng. Công trình dài 5,271 km, trong đó, phần cầu chính dài 1,728 km, còn lại là phần đường dẫn 2 phía. Hãy cùng Báo Hà Tĩnh chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu này nhìn từ trên cao.
Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp tết Nguyên đán, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép một số loại phương tiện dưới 1,5 tấn được lưu thông qua cầu Cửa Hội nối Nghệ An - Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhiều người đã bất chấp nguy hiểm để chụp ảnh trên cầu.
Cầu Cửa Hội (nối giữa Nghệ An và Hà Tĩnh) được coi là địa điểm “check-in” lý tưởng dịp tết năm nay. Tuy nhiên, việc đậu xe ô tô, xe máy và chụp ảnh trên cầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho chính bản thân người “tạo dáng” và những ngươi xung quanh.
Để tạo thuận lợi cho người dân 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đi lại trong dịp tết Nguyên đán, một số loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu Cửa Hội trong thời gian từ ngày 6/2 tới 15/3.
Trước thềm Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, 2 công trình giao thông: cầu Thọ Tường, cầu Cửa Hội đã khánh thành và hợp long, góp phần quan trọng trong kết nối vùng, phát triển KT-XH.
Dự án cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng. Công trình dài 5,271 km, trong đó, phần cầu chính Cửa Hội dài 1,728 km, còn lại là phần đường dẫn phía Nghệ An và Hà Tĩnh.
Sau khi hoàn thành, cầu Cửa Hội sẽ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cải thiện hệ thống giao thông giữa hai bờ sông Lam, từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Bắc Trung Bộ.