Chẩn bệnh cho dân văn phòng

Việc thường xuyên làm việc trong phòng kín với nhiều loại thiết bị, máy móc, nhân viên văn phòng phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe đặc thù.

chan benh cho dan van phong

Ảnh minh họa

Stress và tăng huyết áp

Căng thẳng thần kinh do áp lực công việc là vấn đề muôn thuở của nhân viên văn phòng, là một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Đó là hậu quả của một quá trình căng thẳng thần kinh liên tục, có thể do áp lực và cường độ làm việc cao. Các mệnh lệnh thường xuyên, các yêu cầu nghiêm ngặt của công việc... làm tăng thêm sự căng thẳng, gây gánh nặng tâm lý, lâu ngày dẫn tới stress...Điều đáng ngại là nếu không kiểm soát được, stress thành mạn tính và sẽ gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cơ thể như: mệt mỏi, mất ngủ, đau nửa đầu, tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ...

Tính căng thẳng của công việc càng làm cơ thể tiết nhiều hơn cathecholamine và corticoide - những chất tiền đề cho co mạch và tăng huyết áp. Cuộc sống ít vận động làm cholesterol lắng đọng ngày càng nhiều trong mạch máu, gây xơ cứng thành mạch. Đây chính là thủ phạm của tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

chan benh cho dan van phong

Thường xuyên làm việc với máy tính khiến mắt dễ mệt mỏi.

Bệnh về mắt

Mắt thường xuyên “dán” vào màn hình vi tính sẽ làm cho bạn mau mỏi mắt, ngứa mắt, đỏ mắt, rối loạn về thị lực và thậm chí có thể làm cho bạn đau đầu, chóng mặt. Hiện tượng căng thẳng và mỏi mắt (mỏi cơ mắt) không phải chỉ do thị lực kém mà nguyên nhân có thể là do mắt bị khô. Khi sử dụng máy vi tính, người ta chớp mắt 10 lần mỗi phút, ít so với khi nói chuyện bình thường. Từ đó khiến cho lớp “phim nước mắt” (có nhiệm vụ giữ ẩm ở mặt trước nhãn cầu) bị bốc hơi nước nhanh. Hơn nữa, khi lớp “phim nước mắt” không khỏe thì tầm nhìn sẽ giảm và không được sắc nét. Màn hình máy tính gây bức xạ tới mắt và cơ thể. Sợi thủy tinh nhân tạo trong nhiều vật liệu văn phòng có thể gây ngứa da, đỏ mắt và viêm kết mạc. Ngoài ra, nheo mắt vào màn hình máy tính hoặc màn hình thiết bị di động nhiều giờ cũng có thể khiến cho bạn bị mỏi mắt và nhức đầu. Trong mọi trường hợp, cho mắt nghỉ ngơi vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Đau xương khớp và hội chứng ống cổ tay

Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền, khi sử dụng chuột máy tính, cổ tay của bạn tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay. Hơn nữa, có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai, và cổ) là người làm văn phòng. Thủ phạm chính được xác nhận đó là chiếc ghế làm việc không đúng quy cách. Thiết kế của chiếc ghế sẽ dẫn đến tư thế ngồi sai, làm tăng trọng lượng chịu đựng lên cột sống và cơ bắp của bạn. Về lâu dài sẽ dẫn đến trẹo khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống. Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Đau cổ - đau lưng cũng là một trong những bệnh nghề nghiệp rất thường gặp ở nhân viên văn phòng, làm cho bạn đau lưng, mỏi lưng, đau cổ, đau đầu hoặc cảm giác căng sau gáy. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động bạn có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh dị ứng, nhiễm khuẩn và lây nhiễm

Trong văn phòng có rất nhiều bụi từ vụn giấy, máy móc, thảm, nệm... Lượng bụi trú ngụ và phát tán bất cứ khi nào là nguyên nhân gây kích ứng da và chứng dị ứng. Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp của nhân viên văn phòng.

Mặt khác, thảm văn phòng là nơi tích lũy bụi và các sinh vật nhỏ li ti như bọ chét, mạt nhà cùng các mầm bệnh khác. Nhiều người cùng hít thở trong một không gian hẹp nên các bệnh có đặc tính lây truyền sẽ phát tán rất nhanh. Chỉ cần một người bị cúm hắt hơi, người xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cúm. Các nấm mốc có điều kiện phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của văn phòng.

Bàn phím cũng là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn, là nơi mà bàn tay tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao cho những ai ăn mà quên rửa tay sau khi gõ bàn phím máy tính và vừa gõ máy tính vừa ăn vặt.

Viêm đường hô hấp

Không khí ít lưu thông trong phòng kín, cùng với bụi nhà, bụi giấy…, máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên là nguyên nhân phát sinh vi khuẩn có hại cho hệ hô hấp. Những người làm việc trong phòng điều hòa có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường thông thoáng tự nhiên. Nhân viên văn phòng rất dễ mắc các chứng viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản...

Khô da

Do ngồi trong phòng máy lạnh, thiếu không khí ẩm, tiếp xúc với máy tính trong nhiều giờ nên dân văn phòng rất dễ bị khô da. Khô da không gây nguy hiểm nhưng để lâu sẽ khiến da nhanh lão hóa hơn và ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ.

Bệnh trĩ

Những ai ngồi lâu và công việc căng thẳng rất dễ bị bệnh trĩ. Do đó, bạn không nên ngồi quá lâu và chịu đựng áp lực công việc mà không biết cách giải tỏa.

Lời khuyên của thầy thuốc

Làm việc trong phòng kín nhưng mọi người cũng nên tranh thủ giờ nghỉ ăn trưa để mở cửa phòng làm việc, cho không khí lưu thông, giảm thiểu mầm bệnh. Nên hút bụi, vệ sinh thảm trải nhà, lau chùi máy móc thường xuyên. Sau khi ngồi một khoảng thời gian lâu, bạn có thể đứng lên đi lại để giải tỏa căng thẳng, cho mắt đỡ mỏi đồng thời cũng giúp lưu thông máu tốt hơn. Bạn cũng nên nhớ ăn mặc thoải mái, đừng mặc áo quần quá chật nhé. Đồng thời, bạn có thể vận động tại chỗ bằng các bài tập đơn giản cho các bộ phận như mắt, cổ, vai gáy, tay chân, bụng. Hàng ngày sau giờ làm việc nên tham gia các môn thể dục thể thao tập luyện nhẹ nhàng để rèn luyện cơ thể. Nên có thời gian thư giãn hợp lý để giải tỏa áp lực công việc và tăng năng suất lao động.

Theo BS. NGUYÊN VŨ/SKĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?