Các địa phương xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò đang tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, phấn đấu hoàn thành trước ngày 20/3 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Thôn Tân Thành, xã Tân Lộc là nơi nuôi nhiều trâu, bò nhất huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), vì thế, nhiều người dân có nguyện vọng xây dựng khu chăn nuôi tập trung để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra trên địa bàn 4 xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gồm: Thạch Châu, Phù Lưu, Ích Hậu, Hồng Lộc với 8 con bò của 7 hộ bị nhiễm bệnh. Huyện đã phân bổ gần 4.000 liều vắc-xin về các xã, thị trấn để tiêm phòng bao vây.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì ngưỡng rét đậm. Người chăn n uôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Thời gian gần đây, tình trạng trâu bò thả rông ở thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gây bức xúc cho người dân vì gây mất an toàn giao thông trên các tuyến đường, phá hoại cảnh quan môi trường...
Chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp và người chăn nuôi ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai tiêm phòng dịch đợt 2 năm 2022 cho đàn gia súc, gia cầm.
Giá thịt bò thành phẩm ở các chợ dân sinh hiện ở mức từ 120.000 – 250.000 đồng tuỳ loại. Trong khi đó, giá bò hơi giảm sâu, chỉ còn 60.000 – 70.000 đồng/kg. Nghịch lý này đang “làm khó” cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đóng quân ở khu vực biệt lập, nguồn cung rau xanh và các loại thịt khó khăn nên cán bộ, chiến sỹ (CBCS) ở Đồn Biên phòng Hương Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập trung chăm lo tăng gia sản xuất để có nguồn thực phẩm sạch dồi dào, giúp cải thiện bữa ăn cho bộ đội.
Xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang xây dựng khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc nuôi nhốt bò gần nhà. Tuy nhiên, việc triển khai đang gặp nhiều khó khăn khi ít người dân tham gia.
Thời gian này, Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2022, phấn đấu đến 30/5 sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra, góp phần phòng, chống dịch bệnh và hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Thủ tục linh hoạt, được vay vốn lâu dài với lãi suất ưu đãi, hàng nghìn thanh niên Hà Tĩnh đang phấn khởi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhờ thu hoạch bảo quản được số lượng rơm dồi dào, đợt rét này, người dân xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ đảm bảo cung cấp thức ăn cho vật nuôi mà còn bán ra thị trường kiếm thêm thu nhập.
Chị Từ Thị Lệ ở thôn Hợp Đức, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa hăng say lao động, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, vừa năng nổ trong công tác của Chi hội Nông dân...
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), người chăn nuôi Hà Tĩnh đã tập trung chăm sóc, tăng đàn gà và trâu, bò để phục vụ thị trường cuối năm.
Người chăn nuôi Lộc Hà (Hà Tĩnh) nỗ lực khắc phục khó khăn do dịch viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi và cúm gia cầm gây ra để duy trì và phát triển đàn vật nuôi, góp phần ổn định sinh kế, tăng thu nhập.
Chủ trương sát đúng cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả đã giúp bức tranh tổng quan về trồng trọt, chăn nuôi ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.
Sau khi tiến hành tiêm vắc-xin viêm da nổi cục đạt kết quả tốt ở một số địa phương, hiện nay, Hà Tĩnh đang tập trung tiêm phòng bổ sung đối với bê, nghé từ 1 - 6 tháng tuổi.
Là địa phương đầu tiên phát hiện dịch bệnh viêm da nổi cục và cũng từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng hiện nay, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã cơ bản kiểm soát, 21 ngày qua không có gia súc bị bệnh.
Với các giải pháp đồng bộ, chủ động, Hà Tĩnh đã cơ bản khống chế được dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, mua bán thịt bò trên thị trường hiện vẫn rất ảm đạm.
Sau quá trình tập trung thực hiện, đến nay, hơn 115.300/145.900 con trâu, bò của 13/13 huyện, thị xã, thành phố tại Hà Tĩnh (đạt gần 80%) đã được tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục.
Với sự tập trung cao, đến nay, công tác tiêm vắc-xin phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đạt gần 94%. Dự kiến, trong vài ngày tới, việc tiêm vắc-xin sẽ hoàn thành.
Dưới sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNN, Hà Tĩnh đã nhập về 35.000 liều vắc-xin phòng chống dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò để kịp thời khống chế, không để dịch lây lan tại các địa phương.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục lây lan rộng ở Hà Tĩnh. Hiện nay, 23 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị, thành phố có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn chưa được khống chế khi số con mắc bệnh và chết gia tăng; số địa phương có gia súc bị bệnh đang lan rộng…