Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Những ngày qua, nhiều phụ huynh và một số trường học ở Hà Nội cho biết đã nhận được cuộc điện thoại “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp". Hàng loạt trường học đã có thông báo "khẩn" tới phụ huynh.

Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Chiều 14/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trước tình hình trên, chiều 14/3, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, thời gian gần đây trên địa bàn thành phố đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện, nhắn tin cho người thân, cha mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nằm viện, cần phải chuyển tiền ngay nhằm chiếm đoạt tài sản.

Để phòng, chống hiệu quả hành vi lừa đảo kể trên, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường THPT; Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố quan tâm, thực hiện nhiều nội dung.

Cụ thể, tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và khuyến cáo cha mẹ học sinh toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng lừa đảo.

Nhà trường quán triệt cha mẹ học sinh toàn trường, nếu nhận được cuộc gọi hoặc nhắn tin từ số máy lạ thông báo về việc con bị tai nạn cấp cứu tại bệnh viện cần bình tĩnh xác minh.

Tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào, đồng thời liên hệ ngay với nhà trường để xác minh thông tin chính xác và trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp” lan ra phía Bắc

Thông báo của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới phụ huynh, cảnh giác chiêu thức lừa đảo mới.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh; tăng cường phối hợp thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình.

Thông báo số điện thoại đường dây nóng của trường đến cha mẹ học sinh và công khai trên cổng thông tin điện tử của trường. Có phương án tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về những sự việc và thủ đoạn lừa đảo để thông tin rộng rãi đến phụ huynh.

Trong ngày 13/3/2023, rất nhiều phụ huynh học sinh tại Hà Nội đã nhận được các cuộc gọi từ đầu số 07. Các đối tượng đều thông báo cho cha mẹ về việc con họ bị tai nạn và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch rồi yêu cầu phụ huynh chuyển tiền gấp. Đặc biệt, không ít trường hợp nhóm người còn dàn cảnh, chia vai để tăng thêm lòng tin cho người bị hại.

Trước đó, tình trạng tương tự cũng đã xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh. Không ít người đã “sập bẫy” với số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.

Theo Báo Dân sinh

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.