Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).
Đầu xuân Giáp Thìn, du khách khi về với Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không chỉ được thưởng lãm các bức họa mà còn thích thú khi được hóa thân vào các nhân vật trong Truyện Kiều.
“Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông”. Đấy là tuyên ngôn, là triết lý sống dấn thân của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ...
Nằm ở phố Hoàng Như Khương, phường 12, quận 10 (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - đại danh y của dân tộc.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc và Hà Tĩnh. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - công trình đồ sộ, được viết chủ yếu bằng chữ Hán, gồm 28 tập/66 quyển.
Hai sắc phong vua Khải Định ban cho một vị quan trong dòng họ Nguyễn Xuân (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được các thế hệ con cháu của dòng họ gìn giữ, bảo quản cẩn thận trong tráp gỗ suốt hơn 100 năm qua.
72 tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có 3 chương, nhằm tưởng nhớ những công lao, di sản quý giá của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng và nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Lãnh đạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nguyện hứa tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tốt mọi nguồn lực, góp sức xây dựng quê nhà ngày càng phát triển.
Hôm nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ kỷ niệm 245 năm sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm mất (1858 - 2023) của Nguyễn Công Trứ. Ông là danh thần, nhà chính trị, nhà khẩn hoang, nhà quân sự tài năng, nhà thơ lớn tài hoa của dân tộc.
Được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991, Khu di tích Nguyễn Công Trứ - nơi thờ tự Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là điểm đến của nhiều du khách thập phương.
Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm lan toả tình yêu quê hương, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Dù không phải nơi chôn rau, cắt rốn nhưng quê mẹ Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi Đại danh y Lê Hữu Trác đã gắn bó hơn nửa cuối cuộc đời. Nhân cách, y đức của ông đã lắng vào hồn thiêng, sông núi, đọng mãi trong tâm thức con người núi Hồng - sông La.
Đại hội đồng UNESCO 42 vừa thông qua nghị quyết với bản danh sách 53 danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử được UNESCO cùng vinh danh, tham gia kỷ niệm, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (sinh sống chủ yếu ở Hà Tĩnh). Theo đó, tính đến nay, Việt Nam đã có 7 danh nhân được tổ chức này vinh danh.
Sự kiện danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh đã mang đến niềm tự hào to lớn cho chính quyền, người dân Hương Sơn, từ đó đặt ra trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà đại danh y để lại cho hậu thế.
Người được phong sắc là ông Trần Tuyển, sinh năm 1838, mất năm 1906 (Can Lộc - Hà Tĩnh). Đây là đạo sắc phong thứ 2 của vua Hàm Nghi được phát hiện trên địa bàn tỉnh tính đến nay.
Theo đại diện Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 năm nay, Việt Nam trình hồ sơ đề nghị vinh danh và cùng kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào năm 2024.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) nổi tiếng không chỉ về tài quân sự, giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân 1789 mà còn để lại cho đời nhiều di sản văn hóa giá trị.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích tính cách đặc thù nổi trội của người xứ Nghệ và sự thể hiện tính cách đó ở La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (Can Lộc, Hà Tĩnh) thông qua cách ứng xử của ông với những người có quyền lực cao nhất lúc bấy giờ, đặc biệt là với Quang Trung Nguyễn Huệ.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) được đánh giá là nhà quân sự tài ba, nhà văn hóa, giáo dục kiệt xuất của dân tộc ở thế kỷ 18. Những di sản ông để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hôm nay.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).
Từ nền móng được tạo dựng qua mối lương duyên giữa Vua Quang Trung và nhà hiền triết Nguyễn Thiếp cách đây hơn 200 năm, đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, mối quan hệ giữa Hà Tĩnh và Bình Định ngày càng khăng khít và phát triển.
Công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 2023) được các cấp, ngành ở Hà Tĩnh ráo riết thực hiện, sẵn sàng để sự kiện diễn ra thành công.
Tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và danh nhân Đào Tấn được đặt tại công viên Can Lộc (thị trấn Tuy Phước) góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, siết chặt thêm nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước (Bình Định) và Can Lộc (Hà Tĩnh).
Quê hương Nghệ Tĩnh không những để lại nhiều dấn ấn quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp mà còn hiện hữu trong tấm lòng Phu tử với những áng thơ văn đầy niềm tự hào, yêu quý, suy tư.
Xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang dồn sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đó là cách người dân trên vùng quê hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) được sinh ra trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là một trong bốn nhân vật được giới học thuật xếp vào hàng phu tử (nhà hiền triết) trong lịch sử dân tộc.
Trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”, Nhà văn Võ Bá Cường đã trang trọng dâng sách tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).