Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành y

Danh tính chủ nhân giải văn học danh giá nhất thế giới 2021 được ông Mats Malm, thư ký Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố đầu giờ chiều 7/10 tại trụ sở Viện tọa lạc trên khu phố cố Gamla Stan Stockholm.

Giây lát trước tôi vừa gọi điện cho Abdulrazak Gurnah – ông Malm thông báo. Vì lý do dịch bệnh COVID-19, các tác giả Nobel 2021 không thể tề tựu tại Stockholm ngày 10 tháng 12 tới, theo truyền thống. Lễ trao giải và phát biếu cảm tưởng của chủ nhân giải văn học cao quý sẽ được thực hiện online. Tất cả tác giả Nobel 2020 và 2021 sẽ được mời đến Stockholm, ngay khi điều kiện cho phép.

Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành y

Nhà văn Abdulrazak Gurnah, chủ nhân Nobel văn học 2021.

Người tha hương gốc Zanzibar, hiện cư trú tại Vương quốc Anh, Abudulrazak Gurnah giành chiến thắng Nobel Văn học 2021 là bất ngờ lớn. Suốt 12 tháng qua, nữ nhà văn Pháp sinh năm 1940 Annie Ernaux và văn hào lớn người Kenya Ngũgĩ wa Thiong’o sinh năm 1938 luôn đứng đầu bảng xếp hạng các nhà cái uy tín châu Âu.

Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành y

Tiểu thuyết gia người Kenya Ngũgĩ wa Thiong’o năm nào cũng được nhắc tên nhưng chưa bao giờ được xướng tên - Ảnh: The Guardian

Theo ông Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel, Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh Abdurazak Gurnah lần này “vì nỗ lực phân tích kiên địch và nhân ái của nhà văn với hệ quả chủ nghĩa thực dân và số phận người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

Tác giả Nobel Văn học 2021 sinh năm 1948 tại Zanzibar, một trong hai hòn đảo lớn nhất trên biển Đông Phi thuộc Tanzania ngày nay. Trước thế kỷ XX, Zanzibar là quốc gia Hồi giáo, thuộc địa Đức, sau đó đến Anh. Tháng 12/1963 quốc vương Zanibar được Vương quốc Anh trao trả độc lập. Một năm sau lãnh tụ Abeida Karume phát động cuộc cách mạng, lật đổ quốc vương Zanzibar, sáp nhập hai hòn đảo vào lãnh thổ Cộng hòa Tanzania.

Chủ nhân Nobel văn học 2021 và sự khởi đầu từ điều dưỡng viên

Hệ quả cách mạng giải phóng Zanzibar, công dân hai hòn đảo gốc A rập bị khủng bố và kỳ thị nặng nề. Trước nguy cơ không có tương lai phát triển tại quê hương, cuối 1966 con trai gia đình khá giả, Abdulrazak được bố mẹ bí mật móc nối, tìm đường tị nạn đến Vương quốc Anh.

Sau khóa học điều dưỡng viên ngắn hạn tại miền đất hứa, tác giả Nobel Văn học tương lai đầu quân vào một bệnh viện ở Canterbury. Cùng thời gian, nhờ tiền gia đình từ quê hương gửi sang kèm lời khuyên của bố, Abdulrazak theo học ngành kỹ sư cơ khí.

Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành y

Chủ nhân Nobel văn học 2021 từng là một điều dưỡng viên.

Tuy nhiên không lâu sau, khát vọng mô tả bằng văn bản cuộc đời thần dân vương quốc Hồi giáo bỗng chốc trắng tay vì bị cưỡng đoạt quê hương đã xui khiến chàng trai trẻ bỏ đại học kỹ thuật, để theo ngành Văn học so sánh, Đại học London.

Suahili là ngôn ngữ mẹ đẻ thường nhật của Abdulrazak Gurnah, song Anh ngữ là công cụ văn học của nhà văn. Tác giả Nobel văn chương hôm nay kể, tại Zanzibar quê hương, sự tiếp cận văn học bằng ngôn ngữ Suahili cực nghèo. Sách đọc thời học trò của Abdulrazak chỉ gói gọn trong kinh Coran, thơ ca A rập và vùng vịnh Pec-xich. Song văn phong Gurnah lại hình thành nhờ vốn văn học Anh quốc, từ Shakespeare đến V.S. Naipaul.

Đam mê văn học tỏa sáng

Sau tốt nghiệp Christ Church College, Canterbury, thạc sĩ văn học Gurnah được tuyển làm giảng viên Đại học Kent cùng thành phố. Năm 1982 giảng viên Gurnah bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, đề tài Sách hư cấu Tây Phi. Tiếp theo nhà văn giảng dạy tại Đại học Bayero, Kano Kenya kiêm giáo sư chuyên ngành Văn học Anh và Văn học hậu thuộc địa, Đại học Kent đến ngày nghỉ hưu.

Chủ nhân Nobel Văn học 2021 từng làm trong ngành y

Sách của nhà văn Abdulrazak Gurnah.

Cùng thời gian giảng dạy đại học, Abdulrazak Gurnah xuất hiện ấn tượng trên văn đàn Vương quốc Anh với hàng loạt tiểu thuyết được giới phê bình sở tại đánh giá cao như “Memory og departure” (1987), “Pilgrims way” (1988), “Dottie” (1990). Trải nghiệm tị nạn cay đắng và chủ nghĩa thực dân băng hoại đóng vai trò nét nổi bật trong sáng tác của Gurnah. Tiếu thuyết “By the Sea” xuất bản 2001 kể câu chuyện dân tị nạn 65 tuổi người Zanzibar gian khổ thế nào, khi gồng mình, để thụ hưởng quy chế tị nạn ở nước Anh. Nổi trội hơn cả, được đề cử giải Văn học Booker, tác phẩm “Paradise” (1994) là chuyện đời chàng trai trẻ Tanzania, bị bố bán làm nô lệ để trừ món nợ không có khả năng thanh toán.

Nobel Văn học, giải uy tín nhất lĩnh vực này, được duy trì từ 1901. Tác giả được Viện Hàn lâm Thụy Điển, bao gồm các nhà văn, các chuyên gia văn học và giới phê bình bình chọn. Năm nay Nobel được trao lần thứ 114. 7 lần sự kiện không được tổ chức (trong các năm 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942 và 1943); 4 lần giải tôn vinh đồng thời 2 tác giả (Federic Mistral và Jose Echegary -1904, Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan -1917, Shmuel Agnon và Nelly Sachs-1966, Eyvind Johnson và Harry Martinson-1974). Gộp lại, trong 118 tác giả được tôn vinh, phái đẹp chỉ có 16 đại diện.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.