Chuyện những người thầy "đấu tranh" cho tấm huy chương các đội tuyển Olympic

Bên cạnh tài năng của các học sinh thì vai trò của những thầy giáo lãnh đội là rất quan trọng. Không những lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của các thành viên trong đội tuyển, các thầy còn làm nhiệm vụ dịch đề thi, thảo luận đề thi, đấu tranh để giành giật từng điểm số cho học sinh của mình để góp phần tạo nên những tấm huy chương quý giá.

chuyen nhung nguoi thay dau tranh cho tam huy chuong cac doi tuyen olympic

Thầy Lê Anh Vinh và Thầy Nguyễn Khắc Minh đang nghiên cứu bài thi của các học sinh

Gần 35 năm gắn bó với đội tuyển Olympic Vật lý và gần 15 năm với cương vị trưởng đoàn, từng đưa học sinh đi nhiều nước khác nhau dự thi, PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi vui vẻ tâm sự về những câu chuyện thú vị xung quanh những lần ông dẫn đoàn học sinh Olympic Vật lý đi dự thi kỳ thi quốc tế và khu vực.

Thầy Nguyễn Thế Khôi cho biết: Sau khi các em học sinh làm bài thi xong, bài làm sẽ được photo đưa cho ban giám khảo nước chủ nhà chấm và phát cho lãnh đạo các đoàn chấm để kiểm tra đối chiếu. Sau đó, có buổi thảo luận về điểm các bài thi giữa ban giám khảo và trưởng phó đoàn.

Phần lớn các bài thi được ban giám khảo chấm rất cẩn thận, tuy nhiên cũng có những lần, cách làm bài sáng tạo của học sinh khiến giám khảo có chút nhầm lẫn khi chấm.

Những lúc đó, trưởng phó đoàn phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho học sinh, giành lại cho học sinh số điểm xứng đáng với kết quả mà các em đạt được trong bài thi. Nhiều lần, qua việc trao đổi giữa lãnh đạo đoàn và giám khảo mà học sinh Việt Nam đã đổi màu huy chương.

chuyen nhung nguoi thay dau tranh cho tam huy chuong cac doi tuyen olympic

Các học sinh đội tuyển Olympic Hóa học Việt Nam chụp ảnh cùng các thầy cô giáo

Còn thầy Nguyễn Ngọc Hà- Trưởng đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế cho hay: Công tác tuyển chọn đội tuyển Olympic năm nay được thực hiện rất tốt, lựa chọn được 4 em giỏi Hóa học nhất nước, các em rất giỏi Hóa và thông minh.

Bên cạnh việc làm bài tốt của các em thì công lao của các thầy cô trong đoàn khi tham gia dịch đề và trao đổi bài chấm với giám khảo để đảm bảo công bằng là rất quan trọng, góp phần nâng cao thành tích của các em.

Năm nay, cuộc thi được tổ chức tại Thái Lan, khẩu tổ chức rất tốt, chu đáo và công bằng. Sau khi nước bạn chấm là đến lượt các thầy cô trong đoàn chấm rồi trao đổi với nước chủ nhà.

Có một bài thi của em Đinh Quang Hiếu làm đúng nhưng em làm tắt và trình bày khác đáp án, ban giám khảo dự định sẽ trừ điểm bài thi này. Lúc đó, cô Đào Thị Phương Diệp (Phó Chủ nhiệm khoa Hoá học, ĐH Sư phạm Hà Nội) đã phải viết trực tiếp để giải thích cho giám khảo của họ, sau đó họ công nhận và cho nguyên điểm bài đó.

Tương tự, các thầy giáo khác trong đoàn cũng trao đổi khá "quyết liệt" với giám khảo nước bạn để giành từng điểm số chính đáng cho học sinh của mình tại kì thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay.

chuyen nhung nguoi thay dau tranh cho tam huy chuong cac doi tuyen olympic

Thầy Lê Anh Vinh (trái) và thầy Lê Bá Khánh Trình (phải) chụp ảnh cùng đội tuyển Olympic Toán học

Còn tại đội tuyển Toán, các thầy Lê Anh Vinh, Lê Bá Khánh Trình và Nguyễn Khắc Minh kể lại những đêm thức trắng để hì hụi "cày cuốc", "giành giật" từng điểm cho học trò của mình. Các thầy đã phải nghiên cứu tỉ mỉ bài làm của học sinh để bảo vệ từng dòng ý tưởng sáng tạo của trò mình trước giám khảo IMO.

Thầy Nguyễn Khắc Minh chia sẻ: Trong mỗi cuộc thi Olympic Toán quốc tế, sau khi các học sinh làm xong bài là đến công tác chấm thi. Mỗi đoàn phải thuyết trình bằng tiếng Anh với các giám khảo về bài làm của học sinh nước mình (do các em làm bài bằng tiếng mẹ đẻ).

Trên cơ sở đó, hai bên sẽ cùng thảo luận và đánh giá bài làm của học sinh theo biểu điểm đã được Hội đồng quốc tế (International Jury) phê duyệt.

Trong công đoạn này, các thầy giáo trong đoàn sẽ phải "thuyết phục" các giám khảo về cách vận dụng biểu điểm vào việc đánh giá bài làm của học sinh sao cho có lợi nhất cho học sinh nước mình, đương nhiên là trong trong khuôn khổ của luật.

Một trong những khó khăn không nhỏ trong việc chấm thi của đoàn ta là trước khi thuyết trình bài của học sinh bằng tiếng Anh, phải trợn mắt dịch bài của các em từ tiếng Việt sang... tiếng Việt, vì các học sinh chuyên Toán thường viết chữ khá xấu, người không quen sẽ không thể nào dịch nổi.

Theo Báo GD&TĐ

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.