Chuyện tình người lính

(Baohatinh.vn) - Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đơn vị tôi hoạt động ở giới tuyến, đóng quân ở 5 xã phía Tây huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Anh Trần Văn Sơn, quê xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) làm Trung đội trưởng đơn vị. Cha anh hy sinh trong một trận đánh càn của thực dân Pháp ở huyện Gio Linh (Quảng Trị) tháng 5/1951 để lại mẹ già và một em trai còn nhỏ, khi đó, anh mới 16 tuổi. Anh Sơn là một cán bộ trẻ, đẹp trai, có nhiều triển vọng, lại có năng khiếu văn nghệ nên khi về giúp dân, hoặc giao lưu văn nghệ với thanh niên địa phương thường được nhiều cô gái để ý, trong đó, Lê Thu Hằng ở xã Vĩnh Chấp được anh quan tâm hơn. Thu Hằng là chị cả trong một gia đình nghèo, có 4 chị em gái. Tuy không đẹp nhưng Thu Hằng khỏe mạnh, lại có duyên.

Chuyện tình người lính ảnh 1

Trên đường hành quân. (Ảnh: Đoàn Công Tính - Zing)

Là cán bộ đoàn và trung đội trưởng dân quân của xã, nên sự phối hợp huấn luyện, chiến đấu giữa đơn vị tôi và trung đội dân quân của Thu Hằng diễn ra thường xuyên. Cũng từ đó, tình yêu của anh Sơn và Thu Hằng nảy nở, ngày càng gắn bó, gia đình đôi bên đồng tình, anh em trong đơn vị ủng hộ. Do yêu cầu công việc, tháng 9/1964, anh Sơn được cấp trên cử đi đào tạo lớp cán bộ quân sự ngắn hạn ở Liên Xô. Sáu tháng sau, mẹ anh bị bệnh nặng. Trước hoàn cảnh đó, gia đình anh Sơn đặt vấn đề xin được hỏi cưới Thu Hằng.

Thế là một đám cưới được tổ chức đơn giản nhưng rất đầm ấm, có đầy đủ gia đình hai bên, đại diện đơn vị và bạn bè, chỉ tiếc là vắng mặt chú rể. Sau đám cưới, Thu Hằng về xã Xuân Thủy để chăm sóc mẹ chồng đau yếu và luôn nhận được thư động viên, an ủi của chồng từ Liên Xô gửi về. Gần 1 năm sau, anh Sơn trở về và được bổ nhiệm làm đại đội trưởng đại đội tôi. Trong những đêm trực chiến, anh thường tâm sự với anh em: “Tôi rất biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ của đơn vị, cảm ơn Thu Hằng đã vì tôi, vì mẹ mà phải chịu thiệt thòi”. Anh cũng hứa với Thu Hằng sẽ công tác và chiến đấu tốt, xứng đáng với tình yêu mà chị đã dành cho anh.

Khi được lệnh vào chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, đêm mùng 9, sáng 10/12/1966, đơn vị tôi được sự phối hợp của các đơn vị trong tiểu đoàn và chi viện hỏa lực của cấp trên đã bao vây, tấn công quân địch ở cao điểm 416 trên đường 19. Sau một ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đơn vị tôi đã diệt gọn 1 đại đội địch, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và phương tiện. Trong trận đấu ác liệt này, đại đội tôi có 15 đồng chí hy sinh (trong đó có Đại đội trưởng Trần Văn Sơn) và 17 đồng chí khác bị thương.

Cuối tháng 12/1974, khi được ra Bắc điều trị, chúng tôi đã đến thăm gia đình anh Sơn, chị Thu Hằng tâm sự: “Tuy đơn vị chưa có báo tử chính thức nhưng khi nghe tin anh Sơn hy sinh, em nén đau thương để nuôi mẹ già đau yếu, lo việc gia đình. Khi biết anh Sơn hy sinh, bệnh tình mẹ ngày càng nặng. Linh cảm không thể qua khỏi, mẹ đã gọi em và em trai anh Sơn lại căn dặn: Mẹ thương các con lắm, mẹ đi xa rồi các con cố gắng thương yêu, đùm bọc lấy nhau. Còn Hằng, mẹ dặn: Con đã hy sinh và chịu nhiều thiệt thòi rồi, một thời gian nữa nguôi ngoai, nếu ai thương yêu thì con cứ đi bước nữa, đời con còn dài lắm”.

Sau lần ấy, đơn vị chúng tôi bước vào những cuộc chiến đấu mới trên các chiến trường Tây Nguyên đến giải phóng Sài Gòn... Sau ngày giải phóng, đơn vị ban đầu của chúng tôi còn lại 19 người thì 10 người là thương binh, mỗi người trở về một miền quê yêu dấu của mình. Cho đến tháng 7/1995, tôi và 2 đồng đội là Lê Hữu Trọng (Hương Khê) và Nguyễn Hữu Giai (Can Lộc) về thăm lại chiến trường xưa, gặp lại gia đình chị Thu Hằng. Năm đó, chị Hằng đã 56 tuổi, hơi gầy nhưng vẫn khỏe mạnh. Chị kể: “Theo lời căn dặn của mẹ, em đi bước nữa, chồng em cùng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam, đến năm 1977 chuyển ngành, bây giờ đã nghỉ hưu. Vợ chồng em sinh được 2 cháu, nay đã trưởng thành, một cháu đã có việc làm ổn định, cuộc sống cũng tạm ổn. Tuy có gia đình riêng nhưng mối quan hệ giữa em và gia đình anh Sơn vẫn gắn bó thân thiết, chị em vẫn động viên nhau, chia sẻ lúc vui, buồn, em trai anh Sơn nay đã trưởng thành, vẫn kính trọng em như người chị cả trong nhà, có việc gì quan trọng cũng hỏi ý kiến...”.

Thăm chiến trường xưa, nhớ lại ngày tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt và những kỷ niệm sâu sắc của người lính chiến, anh em chúng tôi tự nhủ, phải sống sao cho xứng với những đồng đội đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

(Cựu chiến binh)

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.