Có nhất thiết phải tiêm bổ sung liều thứ 3 vắc xin phòng COVID-19?

Theo TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO, ở thời điểm này, không có bằng chứng khoa học cho thấy nhất thiết phải tiêm bổ sung thêm liều 3 vắc xin phòng COVID-19.

Có nhất thiết phải tiêm bổ sung liều thứ 3 vắc xin phòng COVID-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu quyên tặng thêm vắc xin phòng COVID-19 tới các nước nghèo. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cần ưu tiên tiêm phòng ngay lập tức cho những ai chưa được tiêm.

Trong khi phương Tây có hơn 50% dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin ngừa COVID-19, các nước châu Phi và nhiều nước ở châu Á vẫn đang bị bỏ lại phía sau.

Một trong những nhà sản xuất vắc xin lớn - Pfitzer đang bàn thảo với các quan chức Mỹ yêu cầu cấp phép tiêm bổ sung thêm liều thứ 3 vắc xin ngừa COVID-19 mà hãng sản xuất này cho rằng sẽ tăng cường hiệu quả miễn dịch của vắc xin.

Tuy nhiên, các chuyên gia WHO không đồng tình với quan điểm này.

“Ở thời điểm này, không có bằng chứng khoa học cho thấy liều tiêm bổ sung là hoàn toàn cần thiết”, TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO nói.

TS. Swaminathan cho biết WHO sẽ đưa ra khuyến cáo tiêm thêm liều bổ sung nếu thực sự cần thiết, nhưng lời khuyên kiểu như vậy phải dựa trên “khoa học và dữ liệu, chứ không phải chỉ các công ty sản xuất tuyên bố rằng vắc xin giờ đây cần tiêm thêm liều bổ sung”.

TS. Michael Ryan, người đứng đầu các tình huống khẩn cấp về y tế của WHO cho rằng, thay vì tiêm thêm liều bổ sung ở các nước giàu, các hãng sản xuất vắc xin nên tập trung vào việc cung cấp thêm vắc xin cho chương trình COVAX (chương trình phân phối vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu do LHQ hậu thuẫn), để đưa vắc xin tới các nước nghèo.

Trong khi cả Pfizer và Moderna đã nhất trí cung ứng một số lượng vắc xin nhất định cho chương trình COVAX, thì chương trình hiện vẫn đang khó khăn do thiếu vắc xin.

Gần 60 nước nghèo hiện đang gặp khó khăn do các nhà cung ứng vắc xin lớn nhất không thể chia sẻ vắc xin cho tới tận cuối năm nay. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng việc tăng cường tiêm thêm liều bổ sung là không nên, bởi thế giới đang chứng kiến sự lây lan chóng mặt các ca nhiễm COVID-19 ở một số nước châu Phi.

Ông Tom Hart, quyền CEO của chiến dịch ONE (xóa đói giảm nghèo và phòng chống bệnh lây truyền toàn cầu) cho biết, hiện giờ chỉ có 1% dân số ở các nước nghèo được tiêm vắc xin (thậm chí mới chỉ 1 liều vắc xin) ngừa COVID-19.

“Ý tưởng một người khỏe mạnh đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, giờ lại tiêm bổ sung thêm 1 liều vắc xin nữa trước khi một y tá hay một người phụ nữ lớn tuổi ở Nam Phi có thể được tiêm liều 1 vắc xin thật không hợp lý”, ông nói.

Theo Nguyễn Vân/SK&ĐS/Euro News, AP

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.