Có thực "học mà chơi"?

(Baohatinh.vn) - Vừa tan ca học buổi chiều, nhiều cô bé, cậu bé ăn vội chiếc bánh mì để còn kịp đến lớp học thêm buổi tối. Hình ảnh đó luôn khiến tôi cảm thấy xót xa.

“Không có áp lực, không có kim cương” - câu nói này đã được nhiều phụ huynh áp dụng trong việc nuôi dạy con cái. Không sai nhưng trong nhiều trường hợp cụ thể, cách làm này đã phải hứng chịu nhiều “tác dụng phụ”.

1.jpg
Lịch học dày đặc là gánh nặng của nhiều học sinh. Ảnh minh họa internet.

Ngày hai buổi học chính khóa ở trường, tan học lẽ ra phải được về nhà, nghỉ ngơi và ăn cùng gia đình bữa cơm tối sum vầy thì nhiều em lại phải ăn vội chiếc bánh mỳ để kịp đến ngồi trong lớp học thêm, trong các trung tâm luyện thi.

Tan ca học đêm, các em chưa thể nghỉ ngơi khi một “núi” bài tập về nhà đang đợi sẵn. Guồng quay đó lặp lại hằng ngày, hằng tuần khiến không ít đứa trẻ cảm thấy chán nản, không còn hứng thú với việc học.

Không chỉ học sinh lớn áp lực với việc học mà học sinh năm cuối bậc mầm non, học sinh mới bước vào lớp 1 cũng sớm phải chịu nhiều gánh nặng. Tôi nhớ, thế hệ chúng tôi, lớp 1 mới là thời điểm học sinh làm quen với những nét chữ đầu tiên; cách cầm bút, dáng ngồi viết cũng được dạy bởi các thầy cô lớp 1.

Thế nhưng, ngày nay, học sinh năm cuối bậc học mầm non đã phải hằng đêm cặm cụi tập viết, tập đọc để theo kịp yêu cầu biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Việc dạy chữ sớm cho trẻ được cho là “học mà chơi”. Tuy nhiên, tôi cũng như nhiều người quen của mình đều không thích quan điểm này, bởi rõ ràng “chơi” ở đây hoàn toàn khác với nhu cầu chơi thực sự của trẻ nhỏ.

44.jpg
Trẻ cần được tham gia các hoạt động phù hợp sở thích, lứa tuổi.

Chơi đúng nghĩa phải là hoạt động được chính trẻ quyết định, điều khiển theo mục đích của mình. Khi chơi, trẻ học được vô số thứ trong thế giới riêng. Còn “chơi” khi phải ngồi “đánh vật” với những chữ cái, những phép tính, những môn học cần nhiều tư duy thì thời gian và ý nghĩa thực sự của việc chơi đã bị lấy mất.

Trong thực tế, đã có rất nhiều bức thư đẫm nước mắt của các em gửi đến cha mẹ, thầy cô, xin được “trả lại tuổi thơ”, xin được “ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa”, xin được chơi môn thể thao mình yêu thích… Những điều tưởng chừng như đương nhiên ai cũng được hưởng thì các em lại phải “cầu xin”. Điều đó thật đáng để người lớn phải suy ngẫm.

Dẫu biết rằng, đối với học sinh thì nhiệm vụ chính vẫn là việc học, học thật tốt nhưng điều đó không có nghĩa các em không có những nhu cầu khác phù hợp với lứa tuổi của mình như vui chơi, giải trí, gắn kết với gia đình, giao lưu kết bạn…

Liệu tôi có chủ quan khi cho rằng, phần lớn những đứa trẻ phải học theo kiểu “chạy show”, học nhồi, học nhét cả ngày lẫn đêm đều là vì đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của bố mẹ chứ không phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của bản thân các em?

2.jpg
Giáo viên và phụ huynh Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) cùng học sinh tham gia giải chạy hưởng ứng chủ trương "Ngày Chủ nhật không dạy thêm, học thêm" (tháng 12/2023).

Một cậu bé 13 tuổi kể với tôi rằng, mẹ cháu thường nói “mẹ không gây áp lực cho con trong học tập” nhưng mẹ rất hay nhìn sang con nhà hàng xóm để so sánh. Mỗi khi cháu đạt kết quả không như kỳ vọng, mẹ không mắng nhưng lại trách bản thân chưa kèm cặp sát sao, chưa cho con tham gia các lớp học thêm.

Cậu bé cảm thấy áp lực vì điều đó, lâu dần, cháu không dám thử một cách giải Toán khác, không dám viết những câu văn “khác người” trong bài kiểm tra môn Văn vì sợ bị điểm thấp, lại gây áp lực cho mẹ.

Cháu có đam mê và năng khiếu với lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng cũng chẳng dám đề xuất nguyện vọng tham gia khóa học lập trình, bởi cháu biết, với mẹ, không có gì quan trọng bằng việc đi học thêm ở lò luyện thi để thực hiện ước mơ vào trường chuyên, lớp chọn.

Dẫu rằng, đầu tư cho con cái học hành, rèn ý thức học tập cho những đứa trẻ là điều rất chính đáng, tuy nhiên, tạo áp lực quá lớn, bắt các con học theo kiểu nhồi nhét sẽ chỉ khiến việc học trở nên “đáng sợ”.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, thay vì ép con đáp ứng sự kỳ vọng của bố mẹ thì định hướng để giúp trẻ có sự phát triển phù hợp với cá tính, năng lực, sở trường và ước mơ mới thực là lựa chọn sáng suốt.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.