Việc quy hoạch, mở rộng mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản ở Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm cho người trồng rừng và thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương miền núi.
Sáng 28/10, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y dẫn đầu có buổi làm việc với Công ty TNHH Thanh Thành Đạt về “công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Ngày 18/11, Thiền viện Trúc Lâm - Hồng Lĩnh phối hợp cùng Tổng Công ty Thanh Thành Đạt tổ chức khóa tu An Lạc pháp hội đàn tràng Dược Sư Thất Châu nguyện cầu quốc thái dân an và hưởng ứng Tháng hành động vì người nghèo.
Vào được, khó ra là thực trạng khiến nhiều tàu có công suất lớn dần e ngại cập bờ tại cảng Xuân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do sự bồi lắng của đất cát khiến luồng lạch ở đây ngày một cạn.
Theo định hướng phát triển của tỉnh, đến năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp lên trên 7.700 tỷ đồng; giữ ổn định và tăng dần độ che phủ rừng lên 55% (hiện trên 52%).
Theo quy định của Nhà nước, người bán hàng phải niêm yết giá bán lẻ (trực tiếp trên sản phẩm hoặc ghi trên bảng giá) và bán theo giá niêm yết để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, tại các chợ ở Hà Tĩnh, rất nhiều tiểu thương cố tình “ngó lơ” quy định này.