Chương trình do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo nội dung, nhà viết kịch Vũ Hải làm tổng đạo diễn. Chương trình gồm 3 chương kịch múa: "Vầng hào quang từ làng"; "Phải có danh gì với núi sông"; "Sắc mới trên quê hương Nguyễn Công Trứ", tái hiện toàn diện những giai đoạn quan trọng và đóng góp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước; điểm lại những nét nổi bật trong xây dựng đời sống KT-XH, nhất là nông thôn mới Hà Tĩnh hiện nay.
Khán giả chăm chú theo dõi
Sử dụng các loại hình nghệ thuật ca trù, kịch dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, múa và âm nhạc đương đại với sự tham gia của các nghệ sỹ Thanh Lam, Mỹ Linh, Phương Thảo, Đăng Thuật, Lê Anh Dũng, Bùi Lê Mận cùng hơn 80 diễn viên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Xứ Nghệ, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh, chương trình đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả. Trong ảnh: Màn múa "Lời ru của mẹ" trong chương "Vầng hào quang từ làng".
Hình ảnh người mẹ với lời ru đậm âm hưởng ca trù thấm đượm tình mẫu tử...
Ca sỹ Phương Thảo thể hiện ca khúc "Lời quê" của nhạc sỹ Ngọc Thịnh...
... minh họa cho sự ảnh hưởng của làng quê Hà Tĩnh đối với nhân cách và tài năng của Nguyễn Công Trứ.
Cảnh sinh hoạt ở làng quê nội Nghi Xuân trong thời gian Nguyễn Công Trứ theo cha về quê nội Nghi Xuân được tái hiện rõ nét.
Đồng thời cũng say sưa với điệu hát ca trù - nguồn thi liệu để ông sáng tác những bài hát nói nổi tiếng của mình.
Cũng từ vầng hào quang của làng quê Uy Viễn, Nguyễn Công Trứ bắt đầu nuôi mộng lập thân bằng con đường khoa cử...
Hình tượng Nguyễn Công Trứ với quan niệm "Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông" trong chương II
... và hình ảnh oai nghiêm khi đã được bổ làm quan
Chương II "Phải có danh gì với núi sông" khắc họa rõ hình tượng một tướng có tài lương đống của Nguyễn Công Trứ...
...và nỗi đau đáu dẹp loạn, giữ bình yên bờ cõi đất nước của một tướng công.
Chương II cũng khắc họa hình tượng Doanh điền sứ của Nguyễn Công Trứ với việc lấn biển lập làng...
... và dạy dân làng tìm kế sinh nhai...
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là một vị quan có nhiều thăng trầm với nhiều lần thăng giáng nhưng ông khi làm quan không lấy làm vinh, khi làm lính không lấy làm nhục mà vẫn giữ tinh thần lạc quan...
Với công trạng của mình, dù bị giáng chức nhưng đi đâu ông cũng được quan dân tôn trọng...
Trong những ngày trí sỹ ở quê nhà, Nguyễn Công Trứ vừa say sưa trên chiếu hát dạy dân làng hát ca trù...
Ca sỹ Mỹ Linh (người mặc áo hồng) trong ca khúc "Đêm ả đào" của Phú Quang xuất hiện trong hình tượng nàng thơ của Nguyễn Công Trứ.
Nghệ sỹ ưu tú Thanh Lam với ca khúc "Đêm ca trù" của nhạc sỹ Ngọc Thịnh tô đậm sự ảnh hưởng của Nguyễn Công Trứ đối với nghệ thuật ca trù Cổ Đạm.
Cảnh kết của chương III tái hiện lại những giây phút cuối đời của Nguyễn Công Trứ với nỗi đau đáu vì nước, vì dân và lòng hoài nhớ điệu hát ca trù...
Chương III - "Sắc mới trên quê hương Nguyễn Công Trứ" là màn múa hiện đại vui tươi...
và những ca khúc hiện đại như: "Về miền quê anh" của Mạnh Chiến - Đặng Duy Báu do Đăng Thuật thể hiện...
...và "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" của Nguyễn Văn Tý do Lê Anh Dũng và Bùi Lê Mận thể hiện...