Dân văn phòng vận động thế nào?

Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc căng thẳng khiến cho nhiều người không có thời gian vận động, rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, bàn giấy. Họ nên vận động ra sao?

dan van phong van dong the nao

Nhiều thanh niên chọn giải pháp đá banh để tăng cường sức khỏe - Ảnh: Duyên Phan

Theo các chuyên gia, ngồi lâu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính và giảm tuổi thọ. Do đó, người đi làm nên có “vài chiêu” để cơ thể được vận động cả ngày...

Giải pháp “xen kẽ”

Anh T. (35 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) kể mỗi ngày trong giờ làm việc, anh đều rời khỏi chỗ ngồi để đi lại cho lưu thông máu khoảng 4-5 lần.

Ở văn phòng làm việc có phòng nghỉ trưa, anh mang luôn bánh xe tập cơ bụng đến để tập trong lúc giải lao. Tùy vào công việc mỗi ngày, nhưng trung bình cứ hơn 1 tiếng, anh lại rời chỗ ngồi qua tập đẩy bánh xe một chút.

“Mỗi lần tập thì mình chỉ đẩy khoảng 10 cái thôi, tầm dưới 5 phút rồi lại quay lại làm việc tiếp. Công việc của mình mỗi ngày đều phải tập trung vào màn hình máy tính nên nếu ngồi liên tục thì rất mệt”- anh T. cho biết.

Thói quen tập luyện được anh duy trì đều đặn trong 5 năm nay. Trước đó, anh cũng đi tập nhưng không tập nhiều như bây giờ.

Mỗi ngày, cứ 5h sáng, anh thức dậy ngồi thiền khoảng một tiếng sau đó nấu cơm mang đi làm. Kết thúc ngày làm việc, anh đến phòng tập để tập gym khoảng một tiếng rồi mới về nhà.

“Mình nghĩ chỉ cần duy trì tập thì tập luyện sẽ trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ cần mình có ý thức và ý chí” - anh T. chia sẻ.

Anh Trãi, 32 tuổi, làm ở KCN Vĩnh Lộc 2, Long An, duy trì thói quen chơi cầu lông hằng ngày đã 5 năm nay. Anh cho biết cứ sau giờ làm, anh chơi cầu lông khoảng 1 giờ - 1 giờ 30 phút với nhóm bạn gần nhà. Mỗi sáng anh đều đi, chạy bộ 30 phút, sau đó mới về đi làm.

Mỗi ngày làm 8 tiếng thì có khoảng 4-5 tiếng phải ngồi, nhưng anh cũng thường tranh thủ di chuyển, đi lại chứ không ngồi lâu một chỗ.

dan van phong van dong the nao

Những người làm văn phòng nên vận động mỗi khi có thể - Ảnh: Mỹ Yến

Ngồi nhiều, bệnh nhiều

Theo ThS.BS Nguyễn Đức Thành - phụ trách khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, người làm việc căng thẳng, hay ngồi một chỗ chỉ có cách khắc phục là phải tăng cường thời gian vận động, luyện tập.

Cuộc sống tĩnh tại, ít vận động bao gồm trạng thái ngồi và nằm. Và ngồi trên 4-5 tiếng mỗi ngày được coi là ngồi lâu. Ngồi càng lâu, khả năng mắc bệnh mãn tính càng nhiều, tuổi thọ càng giảm.

Bác sĩ (BS) Phan Vương Huy Đổng - phó chủ tịch Hội Y học thể thao TP.HCM - cho rằng người làm văn phòng gặp phải các vấn đề như ngồi nhiều, ngồi phòng lạnh, áp lực công việc căng thẳng, ít uống nước và chế độ ăn thường không đầy đủ.

Người làm văn phòng thường gặp các triệu chứng đau mỏi vai, cổ, lưng, vùng thắt lưng, có thể lan tới cánh tay, bị cứng cổ, xoay trở khó khăn, tê chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, mỏi mắt, giảm thị lực, các hội chứng về tiêu hóa...

BS Thành cho biết thêm các bệnh nguy hiểm dễ mắc phải khi ngồi lâu như béo phì, tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh về tim mạch, đái tháo đường, loãng xương, giảm trí nhớ, tình trạng lo lắng, trầm cảm do ít vận động, ít thay đổi môi trường, các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng...

“Thực tế ở phòng khám gặp rất nhiều trường hợp là người trẻ làm văn phòng đến khám, điều trị vì đau lưng, cổ. Khi bác sĩ hỏi có tập luyện thể dục gì không thì đa số trả lời là không” - BS Thành nói.

Nghiên cứu y khoa cho thấy những người ngồi trên 4 tiếng mỗi ngày có khả năng mắc bệnh mãn tính và giảm tuổi thọ cao hơn 40% so với người ngồi dưới 4 tiếng. Ở Mỹ, theo thống kê, ở độ tuổi trung niên, có 20% nguyên nhân gây giảm tuổi thọ là do ngồi lâu, những người làm công việc ít vận động.

dan van phong van dong the nao

Tập thể dục buổi sáng hoặc sau giờ làm là liệu pháp giảm căng thẳng rất tốt - Ảnh: Duyên Phan

Vận động ngay cả khi làm việc

Các chuyên gia khuyến cáo người làm văn phòng, công việc ngồi nhiều thì khoảng 30 phút, tối đa là một tiếng nên thay đổi tư thế, đứng dậy vươn vai, đi lại, vận động các khớp.

“Chỉ cần mỗi tiếng đứng dậy đi lại được 5 phút là đã có tác dụng rất lớn để hạn chế những bệnh lý dễ gây ra do quá trình ngồi nhiều”- BS Thành nói.

BS Thành hướng dẫn một số động tác rất dễ thực hiện tại chỗ cho những người làm văn phòng nên thực hiện thường xuyên, và khoảng 2 tiếng nên tập ngắn 1 lần. Đa số đó là các bài tập vận động khớp, cột sống, những khớp đó bình thường có cử động như thế nào thì làm những cử động đó.

Ví dụ như cột sống cổ, có thể cúi, ngửa, quay sang hai bên và xoay cổ. Lưng thì có thể đứng dậy cúi, ưỡn lưng và quay sang hai bên. Đối với tay thì tập kéo dãn các khớp ở bàn tay bằng cách nắm duỗi bàn tay, kéo duỗi cổ tay để đỡ bị trạng thái căng thẳng của dây chằng quá lâu, nhất là những người làm việc với máy tính, bàn tay phải dùng chuột máy tính nhiều.

Những người ngồi nhiều cũng dễ mắc phải bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, vì thế nên tập bài tập như duỗi thẳng chân, nâng lên nâng xuống, gấp duỗi khớp gối, khớp cổ chân để giúp co cơ ở phần cẳng chân và đẩy máu lên, giảm bị ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch.

“Trước khi đi làm nên tập thể dục buổi sáng, có thể tập tại chỗ, hoặc đạp xe khoảng 15 phút. Trong giờ làm việc ngồi đúng tư thế, nếu đi giày thì nên tháo ra để chân thoáng và cử động các khớp ngón chân, cổ chân trong lúc ngồi, nhớ uống nhiều nước, chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau. Buổi tối sau giờ làm có thể tập các bài tập nhẹ nhàng hơn và tắm bằng nước ấm”- BS Đổng khuyên.

Nên tập thêm thể thao ngoài giờ đi làm

Các bác sĩ khuyên ngoài những động tác có thể thực hiện trong khi làm việc, cần tập thêm một hoặc nhiều môn thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện sống, tuổi tác, thể chất của mình, như đi bộ, chạy bộ, hay có thể chơi những môn khác như bơi lội, cầu lông, bóng đá, tập thể hình, yoga... Mỗi tuần tập khoảng 3 - 5 tiếng, có thể chia ra mỗi ngày tập 30 phút hoặc 1 tiếng.

Ngoài ra, những người nhà gần cơ quan thì nên đi bộ, đi xe đạp. Nếu không bị đau khớp ở chân thì có thể đi bộ thay vì thang máy trong văn phòng.

“Một số nghiên cứu cho thấy ngồi không tốt bằng đứng, và đứng không tốt bằng đi, nên người ta luôn khuyến khích con người hoạt động đi và đứng nhiều hơn"

ThS.BS Nguyễn Đức Thành

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?