(Baohatinh.vn) - Lễ giỗ lần thứ 201 Đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Tĩnh là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị mà Danh nhân văn hóa thế giới để lại cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại.
Sáng nay (16/9), tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đoàn cán bộ của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng làm trưởng đoàn tổ chức dâng hương nhân ngày giỗ lần thứ 201 của Đại thi hào.
Cùng dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền huyện Nghi Xuân và con cháu dòng họ Nguyễn - Tiên Điền.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương...
dâng rượu...
...theo nghi lễ truyền thống tại phần mộ Đại thi hào Nguyễn Du.
Lễ giỗ lần thứ 201 Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp nên nghi lễ được tổ chức gọn nhẹ song vẫn đảm bảo theo đúng phong tục truyền thống văn hóa Việt Nam.
Đoàn dâng hương...
... và dâng lễ tại nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du.
Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du là dịp để tưởng nhớ, tôn vinh những giá trị mà Danh nhân văn hóa thế giới để lại cho dân tộc, cho nhân loại. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Nguyễn Du để lại cho hậu thế sự nghiệp văn chương đồ sộ: gồm ba tập thơ chữ Hán với 249 bài: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục; những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai Phường Nón và Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Toàn bộ tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du đều chứa chan tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức ban hành Nghị quyết số 37C/15 phê chuẩn Quyết định số 191EX/32 và 192EX/32, nhất trí vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng với 107 danh nhân văn hóa toàn thế giới.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham gia liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh Hà Tĩnh có 40 nghệ nhân, thanh đồng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng của vùng đất Hà Tĩnh.
Liên hoan “Vũ điệu đoàn viên” do Công đoàn Viên chức Hà Tĩnh tổ chức đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc đến từ 12 đội thi với gần 300 cán bộ, đoàn viên biểu diễn.
Cổng làng, giếng nước, gốc đa… biểu trưng của cuộc sống yên bình, gần gũi vẫn được người dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo làm điểm nhấn trong bức tranh NTM.