Dấu hiệu bạn nên ngừng uống cà phê

Cà phê là thức uống quen thuộc của con người. Uống cà phê giúp con người tỉnh táo và làm tăng năng lực sáng tạo cho một ngày mới.

Lợi ích của cà phê với sức khỏe

Lợi ích của cà phê với sức khỏe đã được ghi nhận, người ta đã tìm thấy trong cà phê có các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm: kali, magie, mangan, niacin, chất xơ hòa tan và hàm lượng cao chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch như: polyphenol, axit chlorogenic và lignan secoisolariciresinol.

Chính vì vậy, uống cà phê đúng cách sẽ có lợi cho một số bệnh như:

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2; Giảm nguy cơ sỏi túi mật; Giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng; Giảm nguy cơ tổn thương gan; Giảm nguy cơ bệnh Parkinson; Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer; Giảm trầm cảm…. Ngoài ra, cà phê cũng có tác dụng đốt chất béo trong cơ thể người, giúp có thêm nguồn năng lượng và sự tỉnh táo trong công việc, cuộc sống.

Uống cà phê giúp con người tỉnh táo và làm tăng năng lực sáng tạo cho một ngày mới.
Uống cà phê giúp con người tỉnh táo và làm tăng năng lực sáng tạo cho một ngày mới.

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp không?

Trên thực tế người ta đã tìm thấy caffeine có trong cà phê và một vài loại trà, sô cô la, nước tăng lực, nước ngọt và thuốc. Đây là chất kích thích phổ biến có thể làm huyết áp tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn, dù là người bình thường không mắc bệnh.

Hiện tại, vẫn chưa xác định rõ ràng được cơ chế gây tăng huyết áp của caffeine. Một số nghiên cứu nhận thấy caffeine có tác dụng đối kháng với loại hormone giúp giãn động mạch, từ đó làm tăng và rối loạn nhịp tim.

Có quan điểm khác cho rằng caffeine kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenalin khiến huyết áp tăng lên nhanh chóng. Những người không thường xuyên uống cà phê có thể bị tăng huyết áp sau khi uống, tuy nhiên chỉ trong 2 – 3 ngày, sau đó huyết áp trở lại mức ban đầu.

Hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về kết quả của việc uống cà phê lâu dài có phải làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp. Dựa vào việc theo dõi một số người không uống cà phê cho thấy huyết áp trung bình thấp hơn những người uống thường xuyên. Những người uống thường xuyên sẽ phát triển khả năng thích nghi với caffeine. Nên caffeine sẽ không có tác động lâu dài đến huyết áp ở những người này.

Việc uống cà phê thường xuyên không liên quan đến sự thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp nhưng việc dùng nhiều thức uống có ga sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, kể cả loại không đường.

Vài nghiên cứu gần đây cũng cho thấy uống cà phê với lượng vừa phải (khoảng 1 đến 2 tách nhỏ mỗi ngày) có tác dụng có lợi đối với huyết áp và không làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành và suy tim.

Nếu tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.
Nếu tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.

Khi nào nên ngừng uống cà phê?

Mặc dù lợi ích của cà phê đem lại, hiện không ghi nhận sự nguy hại với các bệnh tật khác, tuy nhiên, khả năng dung nạp caffein của cơ thể mỗi người là khác nhau, khi sử dụng nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.

Việc lạm dụng cà phê để tỉnh táo khi làm việc và học tập, tưởng chừng như có lợi nhưng nếu duy trì thói quen này sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi hơn, mất ngủ,... thậm chí uống cà phê quá nhiều sẽ làm tăng lượng canxi được đưa ra ngoài qua nước tiểu, dẫn đến suy yếu xương.

Hơn nữa, việc dùng cà phê đậm đặc có thể sẽ làm chân tay run, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, dẫn đến hạ đường huyết… Vì vậy, mỗi người nên theo dõi các triệu chứng sau khi uống cà phê. Nếu uống cà phê có các biểu hiện như: khó ngủ, khó chịu, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi… nên hạn chế uống thậm chí ngừng uống cà phê.

Ngoài ra, những người sỏi thận, loãng xương, thiếu máu, thiếu sắt, đang dùng thuốc an thần, trào ngược dạ dày và ợ chua, rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như: rung nhĩ, hội chứng ruột kích thích hay tiêu chảy…cũng không nên dùng cà phê.

Tóm lại: Cà phê có lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng nhiều có thể gây ra tác dụng phụ nên chỉ uống một lượng vừa phải để tránh mất ngủ và những bất lợi khác.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?