Để người dân tiếp cận pháp luật tốt, hệ thống chính trị vững mạnh hơn

(Baohatinh.vn) - Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Hà Tĩnh vững mạnh; từng bước thúc đẩy, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.

Để người dân tiếp cận pháp luật tốt, hệ thống chính trị vững mạnh hơn

Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nông thôn mới.

Nhiều ngày qua, những nội dung quan trọng của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 (Quyết định 25) quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu được Phòng Tư pháp huyện Thạch Hà tích cực đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trưởng phòng Tư pháp huyện Lê Thị Phương Thanh cho biết: “Quyết định 25 thay thế Quyết định 619/QĐ-TTg ngày 8/5/2017, gồm 8 điều quy định các nội dung chính về tiêu chuẩn, điều kiện công nhận, trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… Mặc dù ngày 1/1/2022, Quyết định 25 mới có hiệu lực, song với quan điểm tuyên truyền luôn đi trước một bước, chúng tôi đã kịp thời phổ biến, quán triệt các xã, thị trấn nghiên cứu”.

Từ nay đến hết năm, Phòng Tư pháp huyện Thạch Hà sẽ tiếp tục hướng dẫn địa phương các nội dung trọng tâm của quyết định; hỗ trợ cho công chức tư pháp xã, thị trấn chuẩn bị các loại hồ sơ cần thiết ban đầu để triển khai vào năm 2022.

Để người dân tiếp cận pháp luật tốt, hệ thống chính trị vững mạnh hơn

Sở Tư pháp thẩm tra việc thực hiện tiêu chí 18.5 về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Sơn Châu, Hương Sơn vào tháng 5/2021.

Việc ban hành Công văn số 1153/UBND-TP ngày 10/8/2021 về triển khai thực hiện Quyết định 25 cũng đã cho thấy sự vào cuộc khẩn trương, kịp thời của UBND huyện Hương Sơn.

Theo ông Nguyễn Chí Báo - Trưởng phòng Tư pháp huyện, với 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Hương Sơn đang tiến tới mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm nay. Việc thực hiện Quyết định 25 sẽ tạo tiền đề tốt hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong chặng đường tiếp theo.

Để người dân tiếp cận pháp luật tốt, hệ thống chính trị vững mạnh hơn

Quyết định 25 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022.

Theo Quyết định 25, cấp xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được đánh giá bằng 5 tiêu chí: ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tiếp cận thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp luật; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị phản ánh, khiếu nại tố cáo, thủ tục hành chính, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Để tạo tiền đề cho việc thực hiện Quyết định 25 đạt chất lượng, hiệu quả, phòng tư pháp các địa phương sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức. Tích cực kiện toàn các tổ hòa giải, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho các hòa giải viên. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để người dân theo dõi, giám sát, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao.

Để người dân tiếp cận pháp luật tốt, hệ thống chính trị vững mạnh hơn

Cán bộ Sở Tư pháp bàn bạc các kế hoạch triển khai tuyên truyền Quyết định 25.

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng cho biết: “Ngày 9/8, đơn vị đã ban hành Công văn số 679/STP-PBGDPL về việc triển khai thực hiện Quyết định 25. Theo đó, đề nghị các địa phương quán triệt, phổ biến nội dung quyết định này bằng các hình thức phù hợp cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyên sâu về Quyết định 25 cho đội ngũ cán bộ, công chức; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo việc thực hiện quyết định này ngay khi có hiệu lực thi hành”.

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.