Sự hòa hợp giữa con người lao động và thiên nhiên hùng vĩ tại những làng chài ven biển là chất liệu tốt để các nhiếp ảnh gia chụp lại những khoảnh khắc quý giá.
Với 3 mặt giáp biển và hơn 3.000 km đường bờ biển, vị mặn mòi của biển cả đã trở nên thân thương, đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Không khó hiểu khi rất nhiều tác phẩm gửi về cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" lấy đề tài cuộc sống tại các làng chài. Trong ảnh là những ngư dân tại bãi biển Hải Lý (Nam Định) sẵn sàng cho một ngày làm việc mới khi trời vừa hừng đông. Ảnh: Đặng Thị Thúy Mai.
Biển Đồng Châu thuộc xã Đồng Minh, huyện Tiền Hải (Thái Bình), cách thành phố Thái Bình 35 km. Đây không phải địa điểm hấp dẫn du khách nhưng lại có sức hút đặc biệt với những người đam mê nhiếp ảnh. Ven bờ là các bãi ngao giống trải dài, cung cấp cho các đầm nuôi ngao thương phẩm tại Thái Bình và Nam Định. Ảnh: Trần Viết Tú.
Ngư dân Đồng Châu thường phải dậy từ sớm tinh mơ ra đồng thu hoạch ngao. Công việc vất vả nhưng họ vẫn vui vẻ, miệt mài lao động. Yếu tố con người được ban giám khảo cuộc thi "Dấu ấn Việt Nam" khá chú trọng. Ảnh: Tuan Ta.
Dưới ánh bình minh, những trụ cột trong một gia đình ngư dân ở Thanh Hóa lại lên thuyền ra khơi vì cuộc sống mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Văn Thảnh.
Công việc cào nghêu chỉ dành cho những người ngư dân khỏe mạnh. Ảnh: Nguyễn Văn Thảnh.
Khoảnh khắc những người ngư dân kéo lưới trên bãi biển Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Le Khanh Thanh.
Thuyền câu mực của ngư dân tỉnh Quảng Bình cập bến bình minh trên sông Nhật Lệ. Họ đang đón nhận thành quả của mình sau một chuyến ra khơi bội thu. Ảnh: Cấn Mạnh Hùng.
Bức ảnh chụp vào tháng 4 trên cảng cá Cửa Việt (Quảng Trị). Biển đã được hồi sinh sau một năm sự cố môi trường. Cuộc sống của ngư dân nơi đây đã trở lại bình thường như xưa, tàu bè tấp nập, cảnh mua bán lao động nhộn nhip. Ảnh: Hoàng An.
Ngư dân Quảng Trị đang làm sạch đầu cá và đuôi cá trên sân phơi. Ảnh: Hoàng An.
Ngư dân tại bãi biển Thọ Quang (Đà Nẵng) đang thu lưới sau một ngày làm việc vất vả. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái ban tặng những bãi biển liên hoàn đẹp như tranh vẽ và đường bờ biển dài ôm lấy dãy núi Sơn Trà tạo nên một vùng trời nước bao la, quyến rũ lòng người. Ảnh: Phạm Doãn Triều.
Đến biển Cửa Đại (Quảng Nam), du khách nên đi đón bình minh trên cửa biển và xem ngư dân bắt cá bằng rớ. Những chiếc rớ được làm bằng một tấm lưới lớn, rộng khoảng 80-130 m2, lung linh trong ánh nắng tạo nên một cảnh đẹp nên rất thơ. Ảnh: Lê Thị Minh Nguyệt.
Khung cảnh thanh bình đặc trưng của miền biển tại làng chài Mũi Né (Bình Thuận). Nơi đây mang một vẻ đẹp bình dị và bầu không khí vui vẻ, sôi nổi của những con người vui tính, mến khách và thân thiện. Ảnh: Nguyễn Phi Khang.
Tới chợ cá cảng Mũi Né bạn sẽ ngỡ ngàng trước sự tấp nập, nguồn hải sản dồi dào, phong phú của của nơi đây. Hàng trăm ngư dân đón những chuyến tàu đầy ắp cá tôm từ biển khơi trở về. Người dân miền biển "ăn sóng nói gió", sống chân thật và chan hòa, gắn bó với thiên nhiên .Ảnh: Đông Giang.
Khoảnh khắc người ngư dân kéo lưới đánh cá dưới ánh bình minh rực rỡ tại bãi biển Vũng Tàu tạo cảm giác đặc biệt, giống như đang kéo cả buổi bình minh tuyệt diệu ấy vào trong tấm lưới. Ảnh: Cao Kỳ Nhân.
Hòn Sơn Rái (Kiên Giang) là địa danh du lịch còn hoang sơ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp và nguồn lợi hải sản phong phú. Trong ảnh là những người ngư dân đang phơi cá cơm trong mùa thu hoạch. Cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" nhận bài dự thi từ ngày 28/7 đến hết ngày 28/8, thời gian công bố kết quả từ 2/9 đến 5/9. Mời bạn gửi ảnh tham gia tại đây. Ảnh: Kenry Thien.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.