Gần đây, một trong những bản in đầu tiên của cuốn Harry Potter and the Philosopher“s Stone ( Harry Potter và Hòn đá phù thủy) - tác phẩm làm nên tên tuổi của J. K. Rowling đã được đấu giá tại London, Anh. Mặc dù còn sót một số lỗi đánh máy trên bìa và trong sách, bản in đầu tiên của cuốn truyện này vẫn được bán với giá 90.000 USD. Sở dĩ cuốn sách này có giá trị lớn như thế là bởi”độ hiếm" khi chỉ có 500 ấn bản đầu tiên được tung ra thị trường tại thời điểm ấy. Ảnh: Bonhams Auction House. |
Một cuốn sách “đắt đỏ” khác của J. K. Rowling chính là bản viết tay của The Tales of Beedle the Bard . 7 ấn bản đặc biệt của tác phẩm được đích thân “mẹ đẻ” của loạt truyện Harry Potter viết tay, vẽ minh họa, đóng bìa da và nạm đá quý ở bên ngoài. Sáu trong số 7 cuốn sách được đem tặng và cuốn cuối cùng được đấu giá với mức 3,89 triệu USD. Số tiền này được sử dụng cho LUMOS - quỹ từ thiện nhằm tìm mái ấm cho trẻ em mồ côi của Rowling. Năm 2016, một trong 6 ấn bản ban đầu cũng được bán lại với mức giá gần 470.000 USD. Ảnh: Leon Neal. |
Cosmographia (hay Geographia) của nhà bác học Hy Lạp Claudius Ptolemaeus được coi là cuốn atlas đầu tiên trên thế giới, được thực hiện vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Trong tác phẩm này, Ptolemaeus đã miêu tả hơn 3000 địa danh cổ đại, soạn ra các nguyên tắc về họa đồ và đặt nền móng cho nhiều thuyết về cấu trúc thế giới. Năm 2016, một trong ba bản in từ thế kỷ 15 của Cosmographia được bán với giá 3,9 triệu USD. |
A Treatise of Fruit-Trees của tác giả Thomas Hitt là một ứng viên kỳ lạ khi gia nhập danh sách “Những cuốn sách đắt nhất thế giới”. Tác phẩm đơn thuần viết về các loại cây ăn quả từ thế kỷ thứ 18, song lại gây ấn tượng với độc giả bằng những hình ảnh minh họa hết sức tinh xảo. Cuốn sách được bán với giá 4,6 triệu USD. Ảnh: Donald Heald. |
The Northumberland Bestiary là tập truyện ngụ ngôn thời Trung cổ, truyền tải các giá trị đạo đức và giá trị qua câu chuyện về các loài động vật (có thực và tưởng tượng) như Hydra, voi, lừa, báo săn... Cuốn sách được bán với giá 4,1 triệu đô vào năm 1990 và hiện thuộc sở hữu của bảo tàng J. Paul Getty. Ảnh: J. Paul Getty Museum. |
Cuốn Folio đầu tiên của Shakespeare (sách khổ lớn) là một trong những cuốn sách tiếng Anh được săn đón nhiều nhất. Năm 2001, một bản in của cuốn sách đã được bán với giá 6,2 triệu USD trong cuộc đấu giá tại New York, Mỹ. Năm 2016, một bộ gồm 4 ấn bản của cuốn sách này đã được bán với giá hơn 3,68 triệu USD, trong đó bao gồm ấn bản đầu tiên chưa từng được biết có tồn tại của cuốn Folio này. Ảnh: Reuters. |
Babylonian Talmund - thư tịch giá trị nhất về dân tộc Do Thái từng được bán đấu giá là một trong 14 cuốn sách từ thế kỷ 16 còn tồn tại hoàn chỉnh đến bây giờ. Bức thư tịch giá trị nhất về dân tộc Do Thái này đã được bán đấu giá với mức 9,3 triệu USD sau 400 phủ bụi tại tu viện Westminster. Mặc dù chủ nhân của ấn bản này từ chối lộ diện trước công chúng, nhiều người cho rằng cuốn Talmund đã về tay tỷ phú Leon Black - một nhà đầu tư, nhà sưu tầm và người sáng lập Apollo Global Management. Ảnh: Wikimedia Common. |
Tales of Caunterbury do Geoffrey Chaucer biên soạn là tuyển tập 24 giai thoại tiên phong cho trào lưu viết truyện du ký thế kỷ 14. Văn phẩm trên đã ghi danh vào mục “Những cuốn sách đắt giá nhất thế giới” sau khi được bán với giá 7,5 triệu USD vào năm 1998 cho tỷ phú quá cố John Paul Getty Jr. Ảnh: Wikimedia Common. |
Năm 1455, Kinh thánh Gutenberg trở thành cuốn sách hoàn chỉnh đầu tiên được in bằng kỹ thuật sắp chữ. Theo thống kê, có 49 bản in của tác phẩm này được biết đến song chỉ có 21 cuốn là hoàn chỉnh. Năm 1987, công ty Maruzen - một nhà sách Nhật Bản đã mua một bản in không hoàn chỉnh của Kinh thánh Gutenberg với giá 5,4 triệu USD. Ảnh: Timeline. |
Những bản in thuộc bộ sách minh họa 4 tập Birds of America của John James Audubon đã được đem ra đấu giá nhiều lần và luôn giữ mốc hàng triệu USD. Năm 2000, Hoàng tử Quatar đã mua 1 bộ với giá 8,8 triệu USD; năm 2005 được bán với giá 5 triệu USD và năm 2010 đạt mức giá cao nhất - 11,5 triệu USD. Gần đây nhất, năm 2018, một bộ khác của cuốn sách đã bán được 9,6 triệu USD. Ảnh: Susie Cushner. |