(Baohatinh.vn) - Chương trình đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng tay nghề nằm trong hợp phần của dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam hỗ trợ nhằm mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động Hà Tĩnh di cư và có xu hướng di cư.
Sáng 22/12, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các bên liên quan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Dự hội thảo có đại diện Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Sở GD&ĐT, Hội LHPN, Tỉnh đoàn; gần 40 đại biểu đến từ các trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh, Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh, Y Hà Tĩnh và các trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh, Kỹ nghệ Hà Tĩnh và Trung cấp Nghề Lý Tự Trọng tham gia hội thảo.
Theo Sở LĐ-TB&XH, hiện Hà Tĩnh là một trong những địa phương có số lượng lao động làm việc xa quê nhiều nhất cả nước với 118 nghìn người. Cùng với đó, Hà Tĩnh có hơn 76 nghìn lao động đang làm việc tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Phần lớn người Hà Tĩnh làm việc ngoại tỉnh và tại nước ngoài đều là lao động phổ thông hoặc yêu cầu tính chuyên môn kỹ thuật thấp. Do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, lao động di cư dễ bị lạm dụng, bị bóc lột, đặc biệt là chị em phụ nữ. Số lượng lao động nữ thường đông hơn nam giới, nhưng họ lại là nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
Đại diện IOM tại Việt Nam giới thiệu tóm tắt về hợp phần hỗ trợ sinh kế trong khuôn khổ dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”
Trong thời gian 1 buổi, các đại biểu tham dự hội thảo được đại diện IOM tại Việt Nam giới thiệu về các chương trình đào tạo như: Kỹ năng mềm; kỹ năng tự kinh doanh; định hướng nghề nghiệp cho người lao động.
Cũng tại hội thảo, đại diện IOM tại Việt Nam giới thiệu tóm tắt về dự án: Hợp phần hỗ trợ sinh kế trong khuôn khổ dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”; tình hình thực tế và tầm quan trọng của hỗ trợ sinh kế cho lao động di cư ở Việt Nam; khái quát tình hình thị trường việc làm tại địa phương và khó khăn mà những người mong muốn di cư gặp phải trong quá trình xin việc làm; tương lai việc làm và yêu cầu các kỹ năng làm việc trong thị trường việc làm và giới thiệu về nền tảng học tập trực tuyến của IOM.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Phiên giao dịch việc làm năm 2024 tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội làm việc mới.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm học 2024-2025 theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.
Tham gia ngày hội việc làm cho thanh niên Hà Tĩnh năm 2024, các doanh nghiệp tuyển dụng gần 15.000 vị trí việc làm, trong đó có khoảng 12.000 vị trí lao động phổ thông.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Hà Tĩnh II thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024 với các vị trí như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) thông báo tuyển dụng lao động đợt 2 năm 2024.
Gần 500 công chức phụ trách công tác lao động, việc làm tại Hà Tĩnh được nâng cao năng lực quản lý nhà nước về các lĩnh vực ATVSLĐ, BHXH và Chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) gắn với tình hình thực tiễn ở cơ sở.
Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.
Kết thúc lớp đào tạo, các học viên sẽ được Trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh cấp chứng chỉ học nghề để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập ổn định sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
17 con bê sinh kế trao cho người dân xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) thuộc Dự án phát triển cộng đồng, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh thông báo tuyển dụng giáo viên năm 2024 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Những tháng cuối năm 2024, người lao động ở các doanh nghiệp may trên địa bàn Hà Tĩnh rất phấn khởi vì đơn hàng nhiều, việc làm, thu nhập và các chế độ khác được đảm bảo.
Nếu đề xuất của Bộ LĐ-TBXH được thông qua, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 nhiều hơn 2 ngày so với năm 2023 và năm 2024.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
200 mô hình sinh kế trị giá 700 triệu đồng đã được Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II và Hội LHPN thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trao tặng các hội viên hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Các lớp đào tạo nghề và hỗ trợ mô hình sinh kế giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, tạo sinh kế, việc làm và giảm nghèo bền vững.
Vượt qua lầm lỗi của tuổi trẻ, anh Nguyễn Kim Quang (SN 1993, thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vươn lên, phát triển mô hình kinh tế mang lại hiệu quả.
Với chủ trương “trao cần câu, không trao con cá”, các lớp dạy nghề huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai đã giúp nhiều hộ dân khó khăn nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định giải thể Trường Trung cấp nghề Việt Nhật, thuộc Viện Quản trị doanh nghiệp (Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam).