Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

(Baohatinh.vn) - Các vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh sẽ tham gia phiên thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư các dự án giao thông quan trọng và dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng cùng các vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV.

Hôm nay (10/6), Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV tiếp diễn với phiên thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường vành đai 3 TP HCM; chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1); dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Đường vành đai mở rộng không gian phát triển

Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đi qua địa phận TP Hà Nội (58,2km), Hưng Yên (19,3km), Bắc Ninh (dài 25,6km). Dự án đường vành đai 3 TP HCM dài 76,34 km, đi qua địa phận TP.HCM (47,51km), Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km).

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

Quang cảnh Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khoá XV

Việc đầu tư hoàn thành 2 dự án này sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia; giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị; giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

Sáng 6/6/2022, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường vành đai 3 TP HCM.

Bên cạnh đó, việc xây dựng tuyến đường vành đai liên vùng khu vực kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội, vùng TP HCM nhằm tạo sự đồng bộ, liên tục nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển, kết nối giao thông thuận lợi với các tỉnh, thành phố trong vùng; giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm của Thủ đô Hà Nội và TP HCM; phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đang triển khai. Đồng thời tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất đai; góp phần điều tiết dân số cho khu vực nội thành và sử dụng đất hiệu quả, tạo nguồn lực để đầu tư phát triển.

Chính phủ dự kiến thời gian thực hiện 2 dự án là từ năm 2022 đến năm 2027. Để đàm bảo tiến độ đầu tư, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng các nhóm cơ chế, chính sách đặc biệt để triển khai đầu tư các dự án.

Đường bộ cao tốc thúc đẩy liên kết vùng, tạo kết nối và nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo báo cáo, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7 km qua 2 tỉnh, kết nối thành phố Biên Hòa với cảng biển Cái Mép - Thị Vải; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4-6 làn xe.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

Sáng 6/6/2022, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km qua 2 tỉnh, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột với cảng biển Nam Vân Phong; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.

Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2 km qua 4 tỉnh/thành phố, kết nối thành phố Châu Đốc với cảng biển Trần Đề; đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe.

Nếu được áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù, dự kiến chuẩn bị đầu tư của 3 dự án sẽ vào năm 2022, khởi công năm 2023; dự án Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thành năm 2025; dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành một số đoạn có lưu lượng lớn năm 2025 và toàn tuyến năm 2026.

Việc sớm đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế của vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long; tạo tiền đề, động lực và không gian mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo.

Các dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm bảo đảm an toàn, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ và các cơ quan quản lý, khai thác dự án.

Giải pháp thiết kế về hướng tuyến, nền mặt đường đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc; thiết kế nút giao khác mức, cầu vượt, hầm chui dân sinh, đường gom dân sinh bảo đảm kết nối thuận lợi, giảm thiểu chia cắt cộng đồng dân cư; bố trí hệ thống thu phí, giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ thuận lợi cho việc quản lý khai thác, bảo đảm an toàn.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận về đầu tư các đường vành đai, đường cao tốc

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khoá XV

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế biển

Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước, có tiềm năng, lợi thế để phát triển lan tỏa thúc đẩy phát triển vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa là cần thiết, nhằm tạo cơ chế, chính sách đột phá để huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần đạt được các mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022.

Dự thảo Nghị quyết đưa ra thí điểm 11 chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định hiện hành hoặc chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể: có 4 chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; 2 chính sách về quản lý đất đai; 1 về tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; 2 chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản; 1 chính sách về quản lý quy hoạch với việc phân cấp cho UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đặc biệt nhất là chính sách đặc thù về thu hút đầu tư trong Khu Kinh tế Vân Phong. Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra 5 cơ chế chính sách riêng cho Khu Kinh tế Vân Phong.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Lãnh đạo tỉnh, ngành cấp tỉnh mong muốn bà con nhân dân tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng bền vững, cùng nhau góp sức xây dựng đô thị thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại.