Độc đáo tục căng cổ của phụ nữ bộ tộc Kayan, Myanmar

(Baohatinh.vn) - Bộ ảnh tuyệt đẹp đưa đến cho chúng ta cái nhìn cận cảnh về cuộc sống cũng như văn hóa của những người phụ nữ cổ dài thuộc bộ tộc Kayan, ở vùng núi ráp danh giữa Burma (Myanmar) và Thái Lan.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Những người phụ nữ bộ tộc Kayan sinh sống chủ yếu ở bang Kayah, miền đông Myanmar, quan niệm việc “căng cổ” bằng vòng đồng là biểu hiện của vẻ đẹp cao quý và sự giàu có của gia đình, đây là một tập tục làm đẹp truyền thống được lưu truyền từ rất lâu trong văn hóa người Kayan.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Người phụ nữ Kayan còn được biết đến với cái tên “người cổ dài” hay còn được gọi vui là “hươu cao cổ”. Nhìn bên ngoài, những chiếc vòng đồng dường như khiến cổ của phụ nữ Kayan trông dài hơn. Nhưng thực chất, sức nặng của những chiếc vòng này đã đẩy các cơ xung quanh phần xương đòn của người phụ nữ, tạo ra sức ép nén xuống lồng ngực, làm cho cổ của họ dài hơn bình thường.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Người dân bộ tộc Kayan sống khép kín với bên ngoài, mãi đến năm 2014, họ với mở cửa để đón khách du lịch.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Loạt ảnh tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia người Ukraine, anh Dmytro Gilitukha, được chụp hồi tháng 5 năm nay ở Pan Pet đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống hàng ngày của những người phụ nữ Kayan.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Nhiếp ảnh gia 28 tuổi chia sẻ "Phụ nữ của bộ tộc này đeo vòng từ rất sớm. Những chiếc vòng cổ rất nặng là lý do khiến xương đòn và xương sườn của họ biến dạng”.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Một số người cho rằng nếu bỏ vòng ra, cổ của những người phụ nữ Kayan sẽ gãy nhưng điều đó không đúng. “Chúng tôi đã nhìn thấy một người phụ nữ tháo vòng ra và bà ấy vẫn khỏe. Ba tuần sau đó, cổ của bà ấy bắt đầu trở lại bình thường” - Dmytro nói.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

“Có một vài giả thiết về nguyên nhân khiến phụ nữ Kayan đeo vòng cổ. Nguyên nhân chính là họ muốn phân biệt mình với những nhóm dân tộc thiểu số khác”, nhiếp ảnh gia Dmytro cho biết. Nó cũng phản ánh quan niệm của người phụ nữ Kayan về cái đẹp và địa vị xã hội.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Hướng dẫn viên của anh Dmytro thì chia sẻ việc làm này có thể bắt nguồn từ thói quen trong quá khứ khi phụ nữ Kayan thường đeo vòng cổ để bảo vệ mình khỏi những con hổ dữ ở trên núi.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

“Những người phụ nữ ở nhà khi đàn ông vào rừng đi săn. Thỉnh thoảng những loài động vật hoang dã sẽ mò vào làng và tấn công người dân. Nếu bị hổ cắn, một người phụ nữ hoặc trẻ em đeo vòng sẽ sống sót” - anh Dmytro cho biết.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Ngày nay, không ai trong bộ tộc còn nhớ rõ lý do thực sự của việc đeo vòng cổ, nhưng họ vẫn giữ gìn truyền thống này.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Theo nhiếp ảnh gia người Ukraine thì đây là “một điều rất tuyệt vời vì hiện nay còn rất ít bộ tộc vẫn giữ được nét truyền thống. Hầu hết các dân tộc thiểu số bây giờ đều kết hợp các tiêu chuẩn của vẻ đẹp hiện đại và truyền thống, nhưng riêng phụ nữ Kayan thì không”.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Nhiếp ảnh gia chia sẻ: “Là một người đàn ông châu Âu, tôi bị thu hút bởi nét đẹp đặc trưng của nền văn hóa này. Vì thế, tôi cố gắng chụp nhiều ảnh nhất có thể”.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

Dmytro cho biết anh cảm nhận được cuộc sống yên bình và sự hiếu khách của người dân tộc Kayan.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

“Chúng tôi nhìn thấy họ nghiền bọ cánh cứng để ăn - dường như chúng có vị ngọt. Âm nhạc ngập tràn khắp nơi khi một phụ nữ ngồi đánh guitar 3 dây”, Dmytro nói.

doc dao tuc cang co cua phu nu bo toc kayan myanmar

“Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn khi được khám phá và được tiếp xúc với một nền văn hóa thú vị như vậy - đây là điều mà tôi chưa từng biết tới trước đây”, anh nói.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ Daily Mail.

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.